Triều đại phong kiến có những quy định riêng ngặt nghèo và nghiêm túc để duy trì chế độ.
Vào ngày thiết triều, Hoàng thượng phải dậy sớm từ 5h sáng. Sau khi thức dậy, hoàng thượng sẽ làm các công việc cá nhân và thay y phục. Sau khi thay y phục xong, Hoàng đế sẽ đến cung của Thái hậu để bái kiến, chúc thọ Thái hậu.
Hành lễ xong xuôi, hoàng thượng quay về cung của mình, hành lễ bái Phật và học tập các bài học giáo huấn từ tổ tiên.
Sau đó đến giờ ăn bữa sáng, bữa sáng của Hoàng đế gồm có cháo và vài món điểm tâm nhẹ. Sau đó, ông sẽ đọc các tấu chương do thái giám trình lên và quyết định những quan viên sẽ gặp.
Giờ thượng triều bắt đầu từ 9h30, mỗi buổi chầu dài khoảng 90 phút, vua sẽ gặp các quan thần tại Càn Thanh Môn để nghe họ trình tấu, báo cáo các vấn đề từ lớn đến nhỏ và đưa ra các quyết định, chính sách. Hoặc vua sẽ chỉ gặp một số quan đại thần tại Dưỡng tâm điện để bàn bạc, đưa ra quyết sách.
Các quan viên thì sao?
Dưới thời phong kiến, các quan viên phải có mặt ở Càn Thanh Môn từ lúc 5h sáng, vậy nên những đại thần ở xa phải dậy từ 3h. Nhiều vị đại thần phải di chuyển khi trời còn tối.
Nếu vì một lý do nào đó mà vào chầu muộn, các đại thần cũng phải chịu những hình phạt nặng nề. Ở thời Đường (Trung Quốc), lỗi vào chầu muộn sẽ bị trừ vào bổng lộc hàng tháng, tình trạng này nếu còn tiếp diễn quá lâu sẽ bị tống giam để cải tạo.
Nhà Minh là thời kỳ có hình phạt nghiêm khắc nhất, "Minh Luật" quy định đại thần vào chầu muộn sẽ bị phạt đánh 20 trượng, lặp lại nhiều lần sẽ bị đánh nặng hơn.
Tuy nhiên, có vẻ "hiền" nhất là triều Tống, các đại thần nếu đến muộn có... thể lẻn vào chầu, hoàng thượng nhiều khi sẽ giả vờ như không nhìn thấy họ.
Nguyên Anh