Quan hệ đồng tính: Ai là vợ, ai là chồng?

Quan hệ đồng tính: Ai là vợ, ai là chồng?

Thứ 5, 28/11/2013 12:43

Một điểm mới trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đang được Quốc hội thảo luận là việc công nhận kết hợp dân sự đối với các cặp chung sống đồng tính.

Một điểm mới trong dự thảo luật sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đang được Quốc hội thảo luận là việc công nhận kết hợp dân sự đối với các cặp chung sống đồng tính.

Đây cũng là một trong những cơ sở để dự đoán luật sửa đổi sẽ bãi bỏ việc cấm kết hôn đồng tính vì đã bước đầu công nhận một số quan hệ về tài sản giữa các cặp chung sống đồng tính.

Điều 17d dự thảo luật về "giải quyết hậu quả của việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính" quy định quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng giữa những người cùng giới tính được giải quyết theo quy định tại Khoản 1 Điều 17a,  Điều 17b và Điều 17c của luật này.
Đối chiếu với các điều luật nêu trên, việc chung sống đồng tính sẽ không làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về tài sản thì quan hệ sở hữu về tài sản giữa họ được xác định theo thỏa thuận đó.
Luật sư - Quan hệ đồng tính: Ai là vợ, ai là chồng?
(Cặp đồng tính nữ Linh - Hằng. Nguồn: Vietnamnet)
Nói nôm na cho dễ hiểu, nếu hai người đồng tính chung sống và có văn bản thỏa thuận về tài sản thì khi muốn chia tài sản, việc chia sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó. Khuyến cáo với độc giả là dù luật dân sự quy định có thể thỏa thuận miệng, nhưng nguy cơ "bẻ kèo" là rất cao, lúc đó người bị thiệt thòi sẽ không có chứng cứ để mà trình trước tòa nếu phát sinh tranh chấp, kiện tụng.
Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về tài sản hoặc thỏa thuận bị tòa án tuyên bố vô hiệu thì quan hệ sở hữu về tài sản giữa họ được giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự về sở hữu riêng và sở hữu chung theo phần. Phần sở hữu riêng, tức tài sản riêng (chẳng hạn tài sản có trước khi chung sống, tài sản được người thân tặng cho riêng, thừa kế riêng...) của người nào thì sẽ thuộc về người đó. Phần sở hữu chung thì sẽ chia theo quy định của luật dân sự, căn cứ theo mức đóng góp vào khối tài sản chung của từng người.
"Người thực hiện các công việc nội trợ trong quan hệ sống chung và chăm sóc con chung được tính công sức như người trực tiếp tạo lập tài sản trong thời gian sống chung". Đây là thiết chế để bảo vệ người yếu thế trong các vụ chung sống như vợ chồng, dành cho các cặp dị tính lẫn đồng tính. Khi đó, nếu một người đồng tính ở nhà lo việc nội trợ, người kia đi làm kiếm tiền nuôi cả hai người và dành dụm, thì khối tài sản dành dụm được nếu có tranh chấp sẽ bị chia cho cả người làm nội trợ ở nhà.
Nếu dự luật được Quốc hội thông qua và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố, Tòa án nhân dân Tối cao phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân Tối cao và Bộ Tư pháp sẽ có hướng dẫn thi hành các quy định này.
Một điểm đáng quan tâm là các nhà soạn luật chưa tiên liệu đến những tình huống có thể xảy ra khi giải quyết về tài sản của các cặp chung sống đồng tính theo các Điều 17a, 17b, 17c, 17d nêu trên. Chẳng hạn như quy định "ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ" (Điều 17b), tức ưu tiên cho "vợ". Nếu đó là một cặp đồng tính nam hoặc một cặp đồng tính nữ, thì ai sẽ là người được ưu tiên? Ai sẽ được xác định là vợ, ai sẽ được xác định là chồng?
Nếu không trả lời được câu hỏi này thì quy định "ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ" sẽ gần như vô dụng đối với các cặp đồng tính. Trong khi đó sẽ vẫn có nhiều người đồng tính bị thiệt thòi khi chia tay mà không được chia tài sản nếu vô ý quên lập văn bản thỏa thuận về tài sản chung, trong khi toàn bộ tài sản lại đứng tên người kia, một việc mà ngay cả các cặp dị tính cũng thường hay mắc phải và vô cùng hối hận lúc "đáo tụng đình" (tức ra tòa).
Theo Tiểu Ngọc ( Một thế giới)
Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.