Quan hệ Mỹ-Nga lung lay ở Syria và 3 kịch bản có thể xảy ra

Quan hệ Mỹ-Nga lung lay ở Syria và 3 kịch bản có thể xảy ra

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 7, 22/10/2016 11:41

Việc Mỹ chấm dứt mọi đàm phán với Nga ở Syria sẽ là bước ngoặt mới trong giải quyết xung đột ở quốc gia này. Giới phân tích đã chỉ ra 3 kịch bản có thể xảy ra.

Tình hình ở Syria tiếp tục phát triển theo chiều hướng đáng báo động sau khi Moscow và Washington đã có những thay đổi bước ngoặt về quan hệ, điều có thể manh mún cho một cuộc xung đột trong khu vực.

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 3/10 đã thông báo nước này sẽ đình chỉ tham gia vào các kênh đối thoại với Nga trong giải quyết vấn đề ở Syria, với cáo buộc Moscow vi phạm cam kết ngừng bắn.

Tiêu điểm - Quan hệ Mỹ-Nga lung lay ở Syria và 3 kịch bản có thể xảy ra

Mỹ đã đình chỉ các cuộc đàm phán với Nga về giải quyết vấn đề ở Syria.

Phản ứng lại động thái nói trên, Bộ Ngoại giao Nga cáo buộc Washington đang "thỏa thuận với quỷ dữ" khi hợp tác với các lực lượng hồi giáo cực đoan chỉ vì mục đích phế truất chính quyền của ông Assad.

Chuyên gia Alexey Timofeychev trên tờ RBTH đã đưa ra 3 kịch bản viễn cảnh quan hệ Mỹ-Nga ở Syria sau sự kiện bước ngoặt vừa rồi.

Kịch bản 1: Xung đột quân sự Nga-Mỹ

Alexander Perendzhiyev, một nhà phân tích quân sự từ Đại học Kinh tế Plekhanov, Moscow cho biết, đây là khả năng dễ xảy ra nhất sau cuộc đàm phán giữa người đứng đầu ngoại giao Mỹ-Nga ở Syria. Hai cường quốc đã không thể có tiếng nói chung về vấn đề Syria do theo đuổi những mục đích khác nhau.

"Việc Washington tấn công vào lực lượng binh sĩ chính phủ và quân hỗ trợ của Nga sẽ gián tiếp gây nên điều này", chuyên gia Perendzhiyev nói trên RIA Novosti.

Ông cũng nhắc lại vụ pháo kích nhầm hồi tháng 6 bởi các lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu đã dẫn đến việc Nga không kích trả đũa vào các căn cứ quân sự Anh-Mỹ tại Syria.

Tuy nhiên, kịch bản về cuộc đối đầu quân sự giữa Moscow và Washington ở Syria vẫn có thể cứu vãn.

Học giả Vladimir Sotnikov từ Viện Nghiên cứu phương Đông nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với RBTH rằng, quân đội Mỹ vẫn để lại kênh truyền thông quân sự để tránh xung đột giữa các máy bay quân sự của hai nước, mặc dù đã đình chỉ mọi hợp tác ở Syria.

Đây là một dấu hiệu cho thấy Mỹ đang cố gắng để ngăn chặn bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào có thể xảy ra.

Kịch bản 2: Washington triển khai Kế hoạch B

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry trước đó đề cập tới "kế hoạch B là một bước đi thay thế của Mỹ nếu như tiến trình hòa bình bị đình trệ".

Alexander Shumilin, Giám đốc Trung tâm Phân tích xung đột Trung Đông tại Viện nghiên cứu Mỹ và Canada nói với RBTH rằng, "Kế hoạch B" sẽ dẫn đến việc "tăng cường phe đối lập chống Assad và chống IS." Nhiệm vụ này sẽ xoay quanh sự hỗ trợ của các quốc gia Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ dưới sự chấp thuận của Washington.

Ngay cả các các nhóm như Al-Nusra Front, vốn được coi như khủng bố, vẫn sẽ tiếp tục được trang bị vũ khí. Nói cách khác, tất cả các lực lượng chống đối Tổng thống Assad đều được huy động.

Điều này, tất nhiên sẽ gia tăng bạo lực và thương vong nặng nề hơn, bởi phía ngược lại, chắc chắn Nga sẽ không từ bỏ đồng minh Assad.

Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Dmitry Peskov đã nói rằng Moscow sẽ không từ bỏ cuộc chiến chống lại "chủ nghĩa khủng bố" và hỗ trợ cho chính phủ hợp pháp ở Syria.

Theo kịch bản này, Washington có thể cố gắng phế truất tổng thống Syria bằng vũ lực, tương tự như những gì từng làm ở Libya vào năm 2011.

Và tất nhiên một cuộc đụng độ trực tiếp là không thể tránh khỏi với các lực lượng không quân Nga.

Mikhail Vladimirov từ Trung tâm nghiên cứu Quân sự và Chính trị tại Viện nghiên cứu Quan hệ quốc tế Moscow nhận định rằng, điều này sẽ là lựa chọn thiếu thiện chí của Washington khi bất chấp những hậu quả khó lường có thể xảy ra giữa hai cường quốc sở hữu vũ khí hạt nhân.

Chuyên gia Vladimirov cũng chỉ ra rằng, việc bơm nguồn lực cho kẻ thù của ông Assad là vô nghĩa, bởi phe đối lập hầu như không còn cần bất cứ điều gì khi đã có đủ vũ khí và tiền bạc cần thiết.

Sự hỗ trợ bổ sung không thể thay đổi cán cân lực lượng trong cuộc xung đột một khi nhóm này vẫn nằm trong tầm kiểm soát của máy bay Nga, lực lượng đang làm tất cả có thể để tiêu diệt phiến quân nổi loạn.

Kịch bản 3: Quân chính phủ giải phóng Aleppo

Được giải thoát khỏi những ràng buộc của thỏa thuận ngừng bắn với Washington, quân đội Assad dưới sự hỗ trợ của Nga có thể đạt được những thành công đáng kể trong việc sớm giải phóng Aleppo.

Một khi quyền kiểm soát thành phố cực kỳ quan trọng này, quân đội Syria sẽ bắt đầu một cuộc tấn công mới ở tỉnh Idlib và tiến tới giành ưu thế với các nhóm đối lập Sunni.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề có thể xảy ra. Nếu các nhóm này chịu nhìn nhận sự thành công của Damascus và ký kết một thỏa thuận hòa bình với Assad, cuộc xung đột sẽ sớm chấm dứt.

Còn ngược lại Syria sẽ phải đối mặt với một thập kỷ mới với những cuộc chiến âm ỉ.

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.