Quảng Bình: Độc đáo Lễ hội Cầu ngư ở làng biển Cảnh Dương

Quảng Bình: Độc đáo Lễ hội Cầu ngư ở làng biển Cảnh Dương

Hà Thị Hằng

Hà Thị Hằng

Thứ 6, 02/03/2018 20:50

Ngày 2/3, sở Văn hóa cùng sở Du lịch tỉnh Quảng Bình kết hợp với UBND xã Quảng Trạch đã tổ chức Lễ hội Cầu ngư và phát động lễ ra quân đánh bắt hải sản năm 2018.

Theo thông lệ, cứ vào ngày 15 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, người dân tại xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình lại rộn ràng chuẩn bị cho Lễ hội Cầu ngư truyền thống. Đây là một hoạt động sinh hoạt văn hóa của ngư dân vùng biển Cảnh Dương từ hơn 400 năm nay.

Theo thông lệ, cứ vào ngày 15 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, người dân tại xã Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình lại rộn ràng chuẩn bị cho Lễ hội Cầu ngư truyền thống. Đây là một hoạt động sinh hoạt văn hóa của ngư dân vùng biển Cảnh Dương từ hơn 400 năm nay.

Theo nghi lễ truyền thống, Lễ hội Cầu ngư sẽ được người dân bắt đầu bằng việc làm lễ xin rước Thần Hoàng tại Đình Thờ Tổ của làng. Sau đó, sẽ rước kiệu Thần Hoàng từ Đình Thờ Tổ về Linh Ngư Miếu (nơi thờ 2 bộ xương cá voi khổng lồ mà người dân gọi là cá Ông và cá Bà).

Theo nghi lễ truyền thống, Lễ hội Cầu ngư sẽ được người dân bắt đầu bằng việc làm lễ xin rước Thần Hoàng tại Đình Thờ Tổ của làng. Sau đó, sẽ rước kiệu Thần Hoàng từ Đình Thờ Tổ về Linh Ngư Miếu (nơi thờ 2 bộ xương cá voi khổng lồ mà người dân gọi là cá Ông và cá Bà).

Hàng trăm người kéo nhau về tham gia lễ Cầu ngư.

Hàng trăm người kéo nhau về tham gia lễ Cầu ngư.

Lễ hội tổ chức với tâm niệm tưởng nhớ ơn đức của cá Ông, cá Bà, mong cho trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, tôm dày cá được, làng xã ấm no, yên vui, hạnh phúc. 
Lễ hội là một nét đặc trưng truyền thống mang đậm tính văn hóa đặc sắc, độc đáo riêng biệt so với các làng biển khác trong cả nước.

Lễ hội tổ chức với tâm niệm tưởng nhớ ơn đức của cá Ông, cá Bà, mong cho trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, tôm dày cá được, làng xã ấm no, yên vui, hạnh phúc. Lễ hội là một nét đặc trưng truyền thống mang đậm tính văn hóa đặc sắc, độc đáo riêng biệt so với các làng biển khác trong cả nước.

Ngư dân làm lễ rước Thần Hoàng về Linh Ngư Miếu.

Ngư dân làm lễ rước Thần Hoàng về Linh Ngư Miếu.

Ngư dân chuẩn bị mâm cao, cỗ đầy để làm lễ Cầu ngư. Hiện nay, 2 bộ xương của cá Ông và cá Bà được bà con làng Cảnh Dương thờ tại Linh Ngư Miếu. Theo các chuyên gia, đây là các bộ xương cá voi lớn nhất và lâu đời nhất tại Việt Nam

Ngư dân chuẩn bị mâm cao, cỗ đầy để làm lễ Cầu ngư. Hiện nay, 2 bộ xương của cá Ông và cá Bà được bà con làng Cảnh Dương thờ tại Linh Ngư Miếu. Theo các chuyên gia, đây là các bộ xương cá voi lớn nhất và lâu đời nhất tại Việt Nam

Bên cạnh đó, Cảnh Dương còn biết đến với phong tục thờ cá Ông tại Linh Ngư Miếu. Theo truyền thuyết của làng, cá Bà (cá voi cái) và cá Ông (cá voi đực) vào

Bên cạnh đó, Cảnh Dương còn biết đến với phong tục thờ cá Ông tại Linh Ngư Miếu. Theo truyền thuyết của làng, cá Bà (cá voi cái) và cá Ông (cá voi đực) vào "lụy" (bị nạn) ở Cảnh Dương vào năm 1806 và 1818. Người dân làng biển đã chôn cất, xây miếu thờ từ đó.


 Mạnh Phong

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.