Quảng cáo phi thẩm mỹ "đè bẹp" kiến trúc thành phố

Quảng cáo phi thẩm mỹ "đè bẹp" kiến trúc thành phố

Thứ 5, 27/12/2012 23:43

Không chỉ có quảng cáo phản cảm, ngày nay hoạt động quảng cáo phát triển ồ ạt như nấm mọc sau mưa mà không tuân thủ một quy định cụ thể nào.

Biển hiệu nhà hàng mọc nhan nhản, chen lấn, che lấp kiến trúc nhà ở đường phố. Người ta đua nhau đưa biển quảng cáo của mình vượt qua vỉa hè xuống tận lòng đường để đón khách. Nhân viên tờ rơi chẳng ngại ngần len vào dòng xe cộ lưu thông tấp nập ở ngã ba, ngã tư đèn đỏ hay len lỏi vào từng ngõ, ngách nhà dân để quảng cáo. Rồi tường nhà, tường ngõ... được tận dụng tối đa để quảng cáo. Tất cả gây ra sự lộn xộn, mất thẩm mỹ, mỹ quan của thành phố ngàn năm văn hiến.

Trong hội thảo Đồ họa quảng cáo Việt Nam diễn ra tại Hà Nội từ tháng 4/2012, PV ghi lại được rất nhiều ý kiến sát sườn của giới họa sỹ, mỹ thuật xoay quanh vấn đề quảng cáo. Trước thực trạng "Quảng cáo phi thẩm mỹ" hiện nay, họa sỹ Lê Huy Văn, nguyên Hiệu phó trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội nhận định: "Quảng cáo hiện nay không giữ gìn được lối sống, văn hóa truyền thống Việt Nam. Chúng ta đang bị uy hiếp bởi sự phi thẩm mỹ của quảng cáo trên toàn thành phố. Khắp nơi, chúng ta nhìn thấy phụ nữ quảng cáo cho dầu gội, karaoke, phấn, sáp, son..., tràn ngập ở không gian, đè bẹp, phá nát kiến trúc thành phố. Chúng ta chỉ thấy quảng cáo và quảng cáo. Thậm chí, họ không quan tâm tới người nhìn".

Sự kiện - Quảng cáo phi thẩm mỹ 'đè bẹp' kiến trúc thành phố

Quảng cáo tràn cả xuống lòng đường gây mất mỹ quan

Quảng cáo ở nước ta là một ngành non trẻ, thế nhưng lại được phát triển một cách ồ ạt trong khi luật về quảng cáo vẫn còn nhiều thiếu sót cần được sửa đổi, bổ sung. Chúng ta gặp vô vàn những quảng cáo phản cảm trên truyền hình, ngoài đường, trên sản phẩm tiêu dùng... Tuy nhiên, để xử phạt được những quảng cáo phản cảm là vô cùng khó. L

uật sư Viết Phương, văn phòng luật sư Việt Hà (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết: "Cho đến nay đã có cơ chế để xử lý các quảng cáo vi phạm Luật Quảng cáo, chủ yếu là những quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam. Tuy nhiên, những quy định này vẫn là chung chung, khó thực thi. Chuẩn mực là thế nào? Phải có định lượng rõ ràng để chiếu theo đó mà áp quy định vào. Ví dụ, nói một quảng cáo về người phụ nữ được coi là vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội thì nó phải có quy định cụ thể rõ ràng. Từ xưa đến nay, trong quan niệm truyền thống, người phụ nữ được coi là chuẩn mực phải kín đáo, đoan trang thì ngày nay chuẩn mực ấy đâu còn phù hợp với thực tế. Hay như quảng cáo nội khoa, ngoại khoa cần minh bạch đúng với khoa học lại bị coi là phản cảm trong nhìn nhận, đánh giá của một số người...".

Cho đến nay, vẫn chưa có chế tài cụ thể để áp dụng trong lĩnh vực phạt khi vi phạm Luật Quảng cáo. Quảng cáo nào bị dư luận lên án, coi là phản cảm thì các đài dừng phát sóng, dừng in như vụ Diêm Thống Nhất và dừng biểu diễn như chương trình "Vũ điệu đường cong" với slogan phản cảm "cấm phụ nữ đoan trang". Vậy thế nào là ngôn ngữ thô tục, thế nào là thanh? Không ai lý giải được, thế nên cần có những điều khoản cụ thể, chặt chẽ hơn để sàng lọc, giảm thiểu những mẫu quảng cáo phản cảm, ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa truyền thống.

Bắt đầu từ năm 2013, những quảng cáo được cho là phản cảm sẽ được áp dụng chế tài xử lý nghiêm minh. Những doanh nghiệp làm quảng cáo nếu vi phạm có thể bị xử phạt lên tới hơn 100 triệu đồng tùy theo hành vi vi phạm. Mức phạt này còn được đề xuất cao hơn nữa nhằm hạn chế tối đa những quảng cáo phản cảm, gây ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Dương Yến - Hồng Mây


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.