Theo đó, ông Nguyễn Hồng Quang giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan rà soát số liệu về quy hoạch và cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông; tài nguyên trữ lượng đã cấp, đã khai thác và còn lại; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm (số vụ việc, hành vi vi phạm, số tiền phạt,…); khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong công tác theo dõi, quản lý trữ lượng và giám sát sản lượng khoáng sản khai thác, kê khai của doanh nghiệp và đề xuất, kiến nghị giải pháp quản lý trong thời gian đến; gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường và Cục Khoáng sản Việt Nam.
Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các bộ phận chức năng liên quan tăng cường công tác kiểm tra, có biện pháp hữu hiệu để giám sát công suất khai thác của các mỏ cát, sỏi trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm: khai thác vượt công suất giấy phép, khai thác ngoài vị trí mỏ được cấp phép; khai báo, kê khai sản lượng khoáng sản khai thác không đúng thực tế,…
Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công an tỉnh, các ngành chức năng liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…
Các ngành, địa phương có liên quan và các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản cát, sỏi lòng sông phải thường xuyên theo dõi, giám sát, đảm bảo các yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.
“Trường hợp có nguy cơ gây sạt lở lòng, bờ, bãi sông thì phải dừng ngay hoạt động khai thác, báo cáo cho chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để kiểm tra, chỉ đạo xử lý theo đúng quy định “, ông Quang nhấn mạnh.