Quảng Nam: Vận hành hệ thống sản xuất máy nông nghiệp mang thương hiệu Việt

Quảng Nam: Vận hành hệ thống sản xuất máy nông nghiệp mang thương hiệu Việt

Lê Nhâm Thân

Lê Nhâm Thân

Thứ 4, 21/02/2018 19:35

Việc vận hành nhà máy sản xuất máy nông nghiệp tại Quảng Nam sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành Nông nghiệp Việt Nam và ngành Cơ khí chế tạo. Thông qua đó, nhà máy này sẽ làm chủ thiết kế, công nghệ sản xuất và nội địa hóa máy nông nghiệp mang thương hiệu Việt Nam.

Ngày 21/2, UBND tỉnh Quảng Nam cùng công ty Cổ phần Ô tô Trường Hải (THACO) đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất máy nông nghiệp tại Khu kinh tế mở Chu Lai. Tham dự buổi lễ có ông Nguyễn Ngọc Quang, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam; ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam; ông Trần Bá Dương, Chủ tịch THACO,... cùng nhiều lãnh đạo khác của địa phương và các doanh nghiệp.

Theo nhà chức trách, nhà máy sản xuất máy nông nghiệp THACO rộng 12.500m2 với tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng. Sản phẩm là các loại máy kéo nông nghiệp có công suất từ 18HP – 120HP, máy gặt đập và các thiết bị canh tác phục vụ ngành nông nghiệp được kiểm soát bằng hệ thống quản lý chất lượng ISO - TS16949. Trong giai đoạn đầu, nhà máy có công suất thiết kế 2.000 máy kéo/năm, 3.000 bộ thiết bị canh tác và 1.000 máy gặt đập liên hợp.

Về công nghệ, nhà máy nhận chuyển giao công nghệ từ Tập đoàn LS Mtron (hãng sản xuất máy nông nghiệp lớn nhất Hàn Quốc -PV). Máy móc, thiết bị sản xuất sẽ do nhà máy tự nghiên cứu chế tạo với sự tư vấn từ LS Mtron và nhập khẩu từ Hàn Quốc một số thiết bị thử nghiệm mà trong nước chưa sản xuất được.

Đầu tư - Quảng Nam: Vận hành hệ thống sản xuất máy nông nghiệp mang thương hiệu Việt

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam thăm quan nhà máy sản xuất máy nông nghiệp trên địa bàn.

Về thiết kế, nhà máy ứng dụng phần mềm NX Unigraphic 13.0 của tập đoàn Siemens (Đức), đầu tư bộ phần mềm thiết kế cơ khí và bộ phần mềm gia công CAM để nâng cao các giải pháp tối ưu hóa sản xuất các linh kiện nội địa hóa máy kéo. Bên cạnh đó, nhà máy còn đầu tư thêm máy tạo mẫu nhanh, máy scan 3D để phục vụ nghiên cứu phát triển sản phẩm (R&D), đảm bảo sản phẩm máy kéo có chất lượng và độ tin cậy cao.

Ông Trần Bá Dương cho biết thêm, mục tiêu nhà máy đặt ra là từng bước làm chủ công nghệ sản xuất, nâng cao hàm lượng công nghệ, tạo ra các sản phẩm máy kéo có chất lượng cao, phù hợp với địa hình và điều kiện canh tác của từng vùng miền tại Việt Nam. Ngoài ra, nhà máy sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển thêm các loại máy nông nghiệp khác để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu qua các thị trường trọng điểm như Lào, Campuchia, Philippines, Myanmar, Indonesia...

Đầu tư - Quảng Nam: Vận hành hệ thống sản xuất máy nông nghiệp mang thương hiệu Việt (Hình 2).

Từng bước học hỏi, làm chủ công nghệ để sản xuất máy nông nghiệp mang thương hiệu Việt Nam.

"Việc xây dựng nhà máy sản xuất máy nông nghiệp sẽ đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành Nông nghiệp Việt Nam và ngành Cơ khí chế tạo; nhất là trong bối cảnh ngành nông nghiệp vẫn đang thể hiện vai trò trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế nước nhà. Từ đây, sẽ cho phép chúng tôi làm chủ thiết kế, làm chủ công nghệ sản xuất và nội địa hóa máy nông nghiệp mang thương hiệu Việt Nam...", ông Dương nhấn mạnh.

Trong khi đó, UBND tỉnh Quảng Nam cũng nhận định rằng, nhà máy sản xuất máy nông nghiệp khi đi vào hoạt động cũng sẽ góp phần tạo thêm việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương, các lao động khác trong chuỗi dự án công nghiệp hóa nông nghiệp cũng như các đơn vị liên kết khác trong các lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, vận chuyển, cơ khí, nhựa, cao su...

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.