Quầy sách Phật học ‘miễn phí’ đọc và cho mượn giữa lòng Sài Gòn

Quầy sách Phật học ‘miễn phí’ đọc và cho mượn giữa lòng Sài Gòn

Thứ 4, 19/10/2016 16:44

Giữa Sài Gòn bon chen, ai cũng đều tất bật để lo cho cuộc sống gia đình nhưng có một người đàn ông vẫn luôn bỏ thời gian để phục vụ miễn phí cho những ai yêu sách.

Cứ đúng 3 giờ chiều, nơi căn nhà nhỏ nhắn của một người đàn ông tuổi đã ngoài 60 chứa hơn 5.000 cuốn sách lại rộn ràng người vào người ra và trên tay cầm những cuốn sách tâm đắc nhất.  

Dân sinh - Quầy sách Phật học ‘miễn phí’ đọc và cho mượn giữa lòng Sài Gòn

 Chú Nguyễn Ngọc Cần năm nay đã ngoài 60 tuổi là người lập ra quầy sách Phật học  'miễn phí'. Ảnh: Ngọc Nhiên

Cũng là một "mọt" sách

Tôi tìm đến căn nhà nhỏ nơi chứa hàng ngàn cuốn sách không chỉ về Phật mà còn cả văn học Việt Nam, triết học,…

Hình ảnh đầu tiên tôi bắt gặp là một người đàn ông với nước da ngâm ngâm, đeo đôi kính ngồi trò chuyện giải thích về Phật cho một người thanh niên. Tôi chào chú và đi vào trong nhà để tham quan quầy sách ‘miễn phí’.

Dân sinh - Quầy sách Phật học ‘miễn phí’ đọc và cho mượn giữa lòng Sài Gòn   (Hình 2).

Với không gian nhỏ của gia đình được chú Cần để mở quầy sách cho những ai yêu sách. Ảnh: Ngọc Nhiên 

Được biết, quầy sách Phật học ‘miễn phí’ đọc và mượn này là của chú Nguyễn Ngọc Cần nằm ở số 21, đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 19, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Quầy sách đã mở được hơn 7 năm nay. Khi đến quầy sách của chú Cần không chỉ được đọc và mượn sách còn được chú Cần mời những tách trà nóng, vài miếng bánh ngọt hay cả một tô mì gói nóng hổi.

Dân sinh - Quầy sách Phật học ‘miễn phí’ đọc và cho mượn giữa lòng Sài Gòn   (Hình 3).

 Đến quầy sách của chú Cần sau khi đọc sách xong sẽ được chú mời trà và một vài cái bánh ngọt. Ảnh: Ngọc Nhiên

Chú Cần cũng là một ‘mọt’ sách, yêu Phật pháp. Cách đây 6 năm trước chú đã từng mong muốn lập một nhà sách Phật pháp.

Thời còn tuổi thanh niên chú Cần đi làm rồi để dành một số tiền cho tuổi già nhưng chú Cần đã dồn hết vào quầy sách xem nó như một việc làm, niềm vui giúp người lúc tuổi xế chiều.

Dân sinh - Quầy sách Phật học ‘miễn phí’ đọc và cho mượn giữa lòng Sài Gòn   (Hình 4).

 Quầy sách của chú Cần chỉ mở vào lúc 15 giờ chiều đến 22 giờ đêm bởi buổi sáng chú phải đi sưu tầm sách khắp các nhà sách lớn TP.HCM. Ảnh: Ngọc Nhiên

Quầy sách của chú Cần mở cửa từ 15 giờ chiều đến 22 gờ đêm bởi buổi sáng chú Cần đi khắp các nhà sách lớn ở TP.HCM để tìm những cuốn sách đem về cho quầy sách nhỏ của mình.

Diện tích của quầy sách khá nhỏ nhưng rất gọn gàng, các loại sách đều được phân ra nên rất dễ tìm. Chú Cần tận dụng hết mặt bằng sẵn có của gia đình và sắp xếp sách trên những kệ cao ngút, dọc cầu thang.

Thích cuốn nào cứ lấy về đọc

Dân sinh - Quầy sách Phật học ‘miễn phí’ đọc và cho mượn giữa lòng Sài Gòn   (Hình 5).

 Tuy không gian nhỏ nhưng được chú Cần sắp xếp rất gọn gàng và xinh đẹp. Ảnh: Ngọc Nhiên

Khách đến đọc sách tại quầy của chú Cần hoàn toàn ‘miễn phí’, sách của chú Cần sưu tầm toàn là sách mới, có những cuốn mà chưa xuất bản thì chú Cần đem đi photo để có những ai mà yêu thích mà không tìm được đọc.

Bởi niềm vui của chú Cần là nhìn thấy những người khách yêu sách tìm đến quầy sách của chú và vui mừng khi tìm được cuốn sách mà đang tìm.

Dân sinh - Quầy sách Phật học ‘miễn phí’ đọc và cho mượn giữa lòng Sài Gòn   (Hình 6).

 Những cuốn sách mang đậm chân lý sống. Ảnh: Ngọc Nhiên

Hay là mượn những cuốn sách mà không tốn tiền, sách mới hẳn hoi và thậm chí nếu ‘thích cuốn nào thì cứ mang về đọc’ mà không cần phải có bất cứ biên lại, tiền đặt cọc. Giá sách được bán với giá thấp hơn khoảng từ 10% đến 40% tùy theo giá gốc của từng cuốn sách.

Dân sinh - Quầy sách Phật học ‘miễn phí’ đọc và cho mượn giữa lòng Sài Gòn   (Hình 7).

 Có những cuốn sách chưa được xuất bản cũng được chú Cần đem photo. Ảnh: Ngọc Nhiên

Điều khiến tôi cảm thấy rất ấm lòng đối với chú Cần có những lần người mượn sách không trả thì chú cũng coi như là vô thường.

Chú luôn quan niệm rằng: "sách Phật của chú khi qua tay rồi đến người này người khác thì khi đọc sẽ cảm thấy lòng thanh thản, yên bình hơn hay có nghĩa là sách của chú sẽ giúp cho người đọc hiểu biết hơn về Phật, có nguồn vốn kiến thức mới, đó là điều mà chú mong muốn">

Dân sinh - Quầy sách Phật học ‘miễn phí’ đọc và cho mượn giữa lòng Sài Gòn   (Hình 8).

 Một người khách ở tận tỉnh Đồng Nai tìm đến quầy sách Phật học của chú Cần. Ảnh: Ngọc Nhiên

Chính vì thế có những người ở tận Huế vào để tìm quầy sách của chú Cần bởi người ta quý những cuốn sách và cả tấm lòng của của Cần.

Ở đất Sài Gòn ngoài những bon chen, bộn bề lo toan cho cuộc sống thế nhưng vẫn có những con người như chú Cần luôn dùng thời gian và công sức của mình để phục vụ cho mọi người, đặc biệt là những người yêu sách nhưng không có điều kiện để mua.

Dân sinh - Quầy sách Phật học ‘miễn phí’ đọc và cho mượn giữa lòng Sài Gòn   (Hình 9).

 Không chỉ có những người khách trẻ tuổi mà cả người lớn tuổi cũng tìm đến quầy sách của chú Cần để đọc sách cho tâm tuổi già thanh tịnh. Ảnh: Ngọc Nhiên

Dân sinh - Quầy sách Phật học ‘miễn phí’ đọc và cho mượn giữa lòng Sài Gòn   (Hình 10).

 Hay lại có những người tìm đến chú Cần để giải bày nhưng chuyện trong cuộc sống. Ảnh: Ngọc Nhiên

Dân sinh - Quầy sách Phật học ‘miễn phí’ đọc và cho mượn giữa lòng Sài Gòn   (Hình 11).

 Quầy sách Phật học của chú Cần nằm ở số 21, đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Ảnh: Ngọc Nhiên

Ấy thế mới thấy Sài Gòn thân thương qua những việc làm như vá xe, nước uống, quần áo, sửa giày dép,… đến quầy sách của chú Cần hoàn toàn ‘miễn phí’ khiến cho những ai chọn hay những con người sinh sống ở  Sài Gòn cảm thấy ấm áp, đáng yêu đến lạ thường.

Ngọc Nhiên

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.