Quốc gia giàu nhất thế giới có thể thoát cảnh 'thập diện mai phục'?

Quốc gia giàu nhất thế giới có thể thoát cảnh 'thập diện mai phục'?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 2, 12/06/2017 15:16

Không phải lương thực của Iran hay quân đội của Thổ Nhĩ Kỳ, điều Qatar cần là bàn tay giúp đỡ từ một quốc gia không hề xa lạ.

Khi quốc gia giàu nhất thế giới "lâm nạn"

Cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua ở vùng Vịnh đã tạo ra một cuộc chiến ngoại giao ác liệt giữa Bahrain, Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE)…và Qatar.

Sau khi bị các quốc gia "anh em" cô lập, Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman al-Thani đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc nước này nuôi dưỡng khủng bố, đồng thời nói, đây là lời buộc tội "giả mạo" nhằm mục đích phong tỏa Doha.

Tiêu điểm - Quốc gia giàu nhất thế giới có thể thoát cảnh 'thập diện mai phục'?

 Qatar đang bị chính những "người anh em" của mình cô lập.

 Câu hỏi treo lơ lửng ở vùng Vịnh

Theo Daniel R. DePetris - chuyên gia phân tích tại công ty địa chiến lược Wikistrat, hiện tại "vị cứu tinh" khả quan nhất dành cho Doha không phải là một quyền lực lớn ngoài khu vực mà chính là một một tiếng nói đủ sức nặng trong vùng Vịnh.

Trong đó cái tên nổi bật nhất chính là Kuwait. Quốc gia này đã nhiều lần nắm vai trò thúc đẩy đối thoại trong vùng Vịnh khi các nước Ả Rập gặp mâu thuẫn trong quá khứ.

Trong diễn biến mới nhất, người đứng đầu Kuwait đã kêu gọi Quốc vương Qatar chuẩn bị công khai một số vấn đề nhằm giúp nền tảng đối thoại được thiết lập.

Phía Doha đã đồng ý với yêu cầu này, khi biết rõ rằng lệnh phong tỏa của các nước sẽ khiến Qatar không thể cầm cự được lâu. Theo chuyên gia James S. Robbins từ Hội đồng Chính sách Đối ngoại Mỹ, dù Qatar có thể vẫn cố gắng giữ lập trường trong thời điểm hiện tại, nhưng cũng sẽ giống năm 2014, nước này sẽ bị buộc phải nhượng bộ để đưa ra các chính sách phù hợp hơn với các nước láng giềng khi không thể chịu sự cô lập kinh tế kéo dài.

Qatar có thể phải trục xuất nhiều thành viên thuộc nhóm Anh em hồi giáo hoặc các chính trị gia Hamas vốn bị các nước Ả Rập khác quy kết là khủng bố. Một số nội dung trên kênh truyền hình Al Jazeera phải hạn chế các quan điểm chống Saudi Arabia.

Ngược lại Doha sẽ tìm kiếm được một cam kết từ các nước rằng họ sẽ không can thiệp vào chính sách đối ngoại độc lập của Doha.

Chuyên gia Daniel R. DePetris cho rằng điều quan trọng nhất là việc các bên bao gồm cả Qatar phải thừa nhận rằng họ chia sẻ lợi ích chung với Mỹ trong việc chống lại chủ nghĩa cực đoan và sự ảnh hưởng của Iran trong khu vực.

Nếu sự đồng nhất như trên được đưa ra, chính quyền Tổng thống Donald Trump mới chính thức bước vào làm trung gian hòa giải ở vùng Vịnh.

Đọc thêm>>> Kuwait ra mặt giúp Qatar chống đỡ 'đòn trừng phạt tập thể'

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.