Thông tin từ cục Thống kê, TP.HCM cho thấy, về điều chỉnh tăng vốn đầu tư, có 25 dự án, vốn đầu tư 65 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Tổng vốn đăng ký cấp phép mới và tăng vốn đạt 206,6 triệu USD, tăng gần 23% so với cùng kỳ năm trước.
Về góp vốn, mua cổ phần có 299 dự án, vốn đầu tư đạt 1.674,4 triệu USD.

Ngành công nghiệp có 8 dự án, vốn đầu tư ở vị trí dẫn đầu với 74,1 triệu USD, chiếm hơn ½ tổng vốn cấp mới.
Trong số các dự án được cấp phép mới có 100% vốn nước ngoài là 77 dự án, vốn đầu tư đạt 135,8 triệu USD, số dự án liên doanh là 8, vốn đầu tư đạt 5,8 triệu USD. Trong đó, ngành công nghiệp có 8 dự án, vốn đầu tư ở vị trí dẫn đầu với 74,1 triệu USD, chiếm hơn ½ tổng vốn cấp mới.

Lĩnh vực bất động sản với 4 dự án, có vốn đầu tư 47,5 triệu USD.
Kế đến là hoạt động kinh doanh bất động sản với 4 dự án, vốn đầu tư 47,5 triệu USD (chiếm 33,5%); thương nghiệp 28 dự án, vốn đầu tư 10,3 triệu USD (chiếm 7,3%); hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ 30 dự án, vốn đầu tư 3,8 triệu USD (chiếm 2,7%).
Riêng Na Uy có 2 dự án với vốn đầu tư chiếm gần đến 50% tổng vốn đăng ký cấp mới, đạt 70,1 triệu USD. Xếp sau là Hàn Quốc có 16 dự án, vốn đầu tư đạt 48,5 triệu USD (chiếm 34,3%). Rồi Singapore 9 dự án, vốn đầu tư 7,2 triệu USD (chiếm 5,1%); Nhật Bản 15 dự án, vốn đầu tư 3,9 triệu USD (chiếm 2,8%); British Virgin Islands (thuộc Anh) có 3 dự án, vốn đầu tư 3,5 triệu USD.