Quốc vương Thái Lan và bài giảng thuyết cho hai tướng đảo chính

Quốc vương Thái Lan và bài giảng thuyết cho hai tướng đảo chính

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Thứ 2, 24/10/2016 09:52

Quốc vương là người có công lớn trong việc khôi phục danh tiếng và vị thế vững mạnh của Hoàng gia Thái Lan.

Quốc vương Bhumibol là nhà vua thứ 9 của vương triều Chakri đã tồn tại hơn 230 năm tại Thái Lan. Quốc vương có sức ảnh hưởng, tạo sự ổn định cho đất nước vốn xảy ra nhiều biến động chính trị trong suốt thời gian ông tại vị.

Tiêu điểm - Quốc vương Thái Lan và bài giảng thuyết cho hai tướng đảo chính

 Quốc vương Thái Lan Bhumibol Abdulyadej. 

Đối với đa phần người dân Thái Lan, Quốc vương Bhumibol Abdulyadej là biểu tượng của sự đoàn kết, thống nhất đất nước.

Quốc vương luôn được nhớ đến là một người luôn lắng nghe, thân thiện và rất sáng tạo, đặc biệt quan tâm tới người nông dân và phát triển nông nghiệp.

Nhà vua Bhumibol Adulyadej được sinh ra tại Cambridge, bang Massachusetts (Mỹ) vào ngày 5/12/1927.

Ngài kế vị ngai vàng năm 18 tuổi.

Năm 1950, Quốc vương kết hôn với tiểu thư Sirikit Kityakara, con gái vị đại sứ Thái Lan tại Pháp. Vợ chồng Quốc vương có 4 người con, trong đó có 3 con gái, người con còn lại chính là Thái tử Maha Vajiralongkorn sẽ kế vị ngai vàng tới đây.

Trong 70 năm trị vì, Quốc vương Bhumibol Adulyadej đã chứng kiến nhiều cuộc đảo chính và những biến động chính trị ở đất nước chùa Vàng. Kể từ năm 1932 tới nay, đất nước này đã trải qua 19 cuộc đảo chính, trong đó 12 cuộc thành công.

Năm 1973, những sinh viên ủng hộ dân chủ yêu cầu kết thúc chế độ độc tài quân sự Thanom Kittikachorn, làm dấy lên một cuộc đàn áp quân sự. Vua Bhumibol đã mở cửa cho sinh viên biểu tình được ẩn náu trong hoàng cung. Sau đó, chính phủ của tướng độc tài Thanom Kittikachorn đã sụp đổ.

Xem thêm >>> Các cơ quan chính phủ Thái Lan sẽ để tang Quốc vương 1 năm

Tuy nhiên, 3 năm sau, sự trở lại của Thanom lại làm dấy lên những cuộc biểu tình tương tự. 46 sinh viên đã bị giết chết nhưng lần này nhà vua không can thiệp, kể cả với một loạt các cuộc đảo chính và phản đảo chính diễn ra vào những năm 1977, 1980, 1981, 1985 và 1991.

Nhưng tới năm 1992, nhà vua lại đứng ra làm cố vấn khi chứng kiến hàng chục người biểu tình bị bắn vì phản đối tướng Suchinda Kraprayoon, một cựu lãnh đạo đảo chính, muốn trở thành thủ tướng.

Đức vua triệu tập Suchinda và Chamlong Srimuang, lãnh đạo phe đối lập, đến và thuyết giảng cho hai người trực tiếp trên truyền hình. Trong cuộc trò chuyện, đức vua Bhumibol nói rằng việc hợp tác “là vì đất nước của tất cả mọi người chứ không phải vì đất nước của hai vị”.

“Khủng hoảng không chỉ tổn hại Bangkok, mà còn ảnh hưởng tới cả nước. Nếu Bangkok thiệt hại, cả nước thiệt hại. Không ai có thể hát khúc khải hoàn trên đống đổ nát của tổ quốc”, đức vua nói với hai nhân vật trung tâm gây ra cuộc biểu tình bạo lực.

Chỉ vài tiếng đồng hồ sau, cả Suchinda và Chamlong Srimuang đều tuyên bố rút khỏi chính trường, quân đội buông vũ khí, người biểu tình giải tán, và sau đó là sự trở lại của một chính phủ dân sự dân chủ.

Đó là lần can thiệp chính trị trực tiếp rõ ràng nhất của nhà vua. Qua đó, uy tín và đạo đức của ông được tôn trọng và công nhận, người dân Thái Lan càng yêu mến ông hơn.

Vì những việc làm trên của đức vua Bhumibol Adulyadej, nhiều người lo ngại chính trường Thái Lan sẽ rơi vào khủng hoảng khi ông ra đi, bởi Thái tử Maha Vajiralongkorn, người kế vị ngai vàng, không có sức ảnh hưởng như ông.

Xem thêm >>> Người dân Thái Lan òa khóc thương tiếc vua Bhumibol Adulyadej

Danh Tuyên

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.