Bà Lê Thị Kim Dung, Vụ Pháp chế - Bộ GD&ĐT cho biết, đã cử cán bộ sang làm việc với Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp và ghi nhận ý kiến đóng góp của cơ quan này. Bà Dung thừa nhận Thông tư 04 có nội dung sai luật nên sẽ kiến nghị lãnh đạo Bộ hướng xử lý.
Liên quan đến sự việc này, ông Lê Hồng Sơn - cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho biết phản ánh. Hiện phía Bộ GD&ĐT đã tiếp nhận và có ý thức tự sửa sai. Vì vậy Cục không cần thiết phải ra văn bản “thổi còi”.
Trường hợp hành vi vi phạm quy chế thi có dấu hiệu phạm tội hình sự thì rõ ràng người dân có quyền tố cáo đến cơ quan công an chứ không phải là cơ quan giáo dục", luật sư Vinh nhấn mạnh và cho rằng, quy định chỉ được tố cáo sau khi kết thúc ngày thi cuối cũng không đúng.
Theo đó, Luật Tố cáo cho phép người dân phát hiện ra các hành vi vi phạm pháp luật có quyền tố cáo với cơ quan có thẩm quyền bất kỳ lúc nào, và không yêu cầu chỉ được tố cáo vào những thời điểm nhất định.
Theo Thông tư 04 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp THPT, người có bằng chứng về vi phạm quy chế thi phải có trách nhiệm gửi cho nơi tiếp nhận theo quy định, kể từ khi kết thúc ngày thi cuối cùng để xử lý, không được phát tán thông tin cho người khác, dưới bất kỳ hình thức nào.
Trước đó, Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BGDĐT. Thông tư cũng bổ sung thêm Điều 42a quy định về quy trình xử lý thông tin phản ánh tiêu cực. Theo đó, người cung cấp thông tin và bằng chứng về vi phạm Quy chế thi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin và bằng chứng đã cung cấp, không được lợi dụng điều đó để làm ảnh hưởng đến kỳ thi. Thông tư cũng quy định rõ, người cung cấp thông tin và bằng chứng phản ánh tiêu cực trong thi cử không được phát tán thông tin cho người khác dưới bất kỳ hình thức nào.
Nguyên An