Quỹ ngoại Singapre bán gần 33 triệu cổ phiếu Masan

Trần Thu Thảo

Trần Thu Thảo

Thứ 5, 27/01/2022 09:21

Giao dịch thỏa thuận giúp Ardolis Investment Pte. Ltd thu về hơn 4.700 tỷ đồng và không còn là cổ đông lớn của Masan.

Quỹ ngoại Ardolis Investment Pte. Ltd thuộc Chính phủ Singapore (GIC) vừa báo cáo về thay đổi sở hữu cổ đông lớn Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) khi bán ra 32,96 triệu cổ phiếu MSN trong phiên ngày 19/1/2022.

Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu quỹ này nắm giữ giảm từ hơn 65,9 triệu cổ phiếu, chiếm tỉ lệ 5,58% vốn xuống còn gần 33 triệu cổ phiếu, tương ứng tỉ lệ 2,79% vốn. Như vậy, quỹ ngoại này chính thức không còn là cổ đông lớn của Masan.

Theo dữ liệu trên HoSE, trong phiên ngày 19/1, thị trường đã ghi nhận giao dịch thỏa thuận trùng với số cổ phiếu trong giao dịch báo cáo trên, có giá trị gần 4.747 tỷ đồng. Như vậy, ước tính giá bình quân nhóm quỹ GIC bán MSN trong phiên giao dịch này vào khoảng 143.800 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 2,3% so với giá đóng cửa của MSN (147.500 đồng/cổ phiếu). Giao dịch đột biến cổ phiếu của Tập đoàn Masan hôm 19/1 có sự xuất hiện của quỹ ngoại Singapore đã nâng nổng giá trị bán ròng cổ phiếu MSN của khối ngoại lên hơn 4.960 tỷ đồng. Trước đó, cổ phiếu MSN được mua ròng ba phiên liên tiếp. 

Ngày 24/1 vừa rồi, Masan đã thực hiện điều chỉnh tỉ lệ sở hữu nước ngoài tối đa của Masan từ 100% xuống còn 49%.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu MSN đang cho tín hiệu hồi phục sau khi chạm đáy tháng 10/2020. Kết phiên giao dịch ngày 26/1, thị giá cổ phiếu dừng tại mốc 147.000 đồng/cổ phiếu. Bank of America (BofA) mới đây còn khuyến nghị mua cổ phiếu của MSN ở mức giá mục tiêu 198.000 đồng/cổ phiếu và cho rằng đây là lựa chọn hàng đầu của nhà đầu tư đối với các cổ phiếu tiêu dùng trong ASEAN.

Hồ sơ doanh nghiệp - Quỹ ngoại Singapre bán gần 33 triệu cổ phiếu Masan

Thị giá cổ phiếu MSN phiên ngày 26/1 dừng tại mốc 147.000 đồng/cổ phiếu. (Ảnh: FireAnt)

Masan đã công bố báo cáo tài chính với doanh thu và lợi nhuận đạt kỷ lục. Theo đó, năm 2021, doanh thu thuần hợp nhất của Masan đạt 88.629 tỷ đồng, tăng 14,8% so với mức 77.218 tỷ đồng năm 2020. Kết quả đạt được nhờ doanh thu hầu hết các mảng kinh doanh tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, The CrownX - nền tảng tiêu dùng, bán lẻ tích hợp của Masan (hợp nhất WinCommerce và Masan Consumer Holdings đạt doanh thu thuần 58.000 tỷ đồng năm 2021, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, WinCommerce đạt doanh thu thuần 30.900 tỷ đồng còn Masan Consumer Holdings đạt mức 28.764 tỷ đồng.

Masan MEATLife năm 2021 cũng tăng trưởng 17,2% so với năm 2020. Masan High-Tech Materials đạt doanh thu thuần 13.564 tỷ đồng trong năm 2021, tăng 86% so với cùng kỳ năm 2020.

Tính chung, lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông của công ty năm 2021 tăng 593,8%, đạt mức 8.561 tỷ đồng - mức kỷ lục trong lịch sử.

Hôm 11/1, Hội đồng quản trị Tập đoàn Masan cũng đã thông qua nghị quyết triển khai phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu (thưởng cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu).

Khối lượng phát hành dự kiến là 236 triệu cổ phiếu, tương ứng tỉ lệ thực hiện 20% (cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới). Nguồn phát hành được lấy từ thặng dư vốn cổ phần theo báo cáo tài chính công ty mẹ gần nhất được kiểm toán (hiện công ty mẹ có số dư hơn 11.084 tỷ đồng thặng dư vốn tại cuối tháng 6/2021).

Hiện tập đoàn đang niêm yết hơn 1,1 tỷ cổ phiếu trên thị trường, tương đương vốn điều lệ hơn 11.805 tỷ đồng. Nếu đợt phát hành này hoàn tất, vốn điều lệ dự kiến tăng lên trên 14.166 tỷ đồng.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.