Quy trình chặt nhưng vì đâu để lọt cả toa tàu hàng lậu?

Quy trình chặt nhưng vì đâu để lọt cả toa tàu hàng lậu?

Nguyễn Thị Huệ

Nguyễn Thị Huệ

Thứ 6, 03/02/2017 17:02

Ngày 25/12, tại ga Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, lực lượng chức năng đã phát hiện 3 toa tàu chở hàng nghi hàng lậu. Như vậy, chỉ trong 2 ngày đã có 2 vụ buôn lậu trên đường sắt bị phát hiện

Vào 15 giờ ngày 25/12, tại ga Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Ban chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với các lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn thu giữ một lượng lớn hàng hóa nhập lậu được vận chuyển trên tàu chở khách hiệu DD6 chạy tuyến Đồng Đăng – Hà Nội.

Lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện trên 2 toa chở khách và 1 toa kỹ thuật có chứa rất nhiều mặt hàng do nước ngoài sản xuất, có dấu hiệu vi phạm hóa đơn, chứng từ gian lận thương mại. Điều đáng nói, trên toa kỹ thuật của đoàn tàu này có chở một lượng lớn hàng hóa, nghi là hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ.

Sau khi bị kiểm tra, các chủ hàng đã chống trả quyết liệt, vì vậy lực lượng cảnh sát cơ động đã phải bố trí ngăn chặn, bảo vệ hiện trường.

Mặc dù vấp phải sự chống đối quyết liệt của các chủ hàng, nhưng với sự nỗ lực quyết tâm, lực lượng chức năng đã tiến hành thu giữ toàn bộ số hàng hóa được vận chuyển trên tàu.

Theo thông tin từ cục hải quan Lạng sơn, đến 18 giờ ngày 25/12, toàn bộ số hàng kể trên đã được vận chuyển trên 6 ô tô tải đưa về trụ sở Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng sơn niêm phong, chờ tiếp tục điều tra, làm rõ.

Xã hội - Quy trình chặt nhưng vì đâu để lọt cả toa tàu hàng lậu?

 Hiện trường vụ bắt giữ hàng lậu tại ga Đồng Đăng (ảnh ANTV)

Trước đó, ngày 24/12, tại ga Sóng Thần (Bình Dương), lực lượng chức năng cũng đã tiến hành kiểm tra, phát hiện và bắt giữ tại 9 toa tàu chở hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ trên đoàn tàu số hiệu HH7 vừa từ Hà Nội vào. Điều đáng nói, trên toa tàu ký hiệu 211, cảnh sát phát hiện có nhiều pháo nổ và hóa chất xuất xứ từ Trung Quốc.

Tại thời điểm kiểm tra và bắt giữ số hàng kể trên, không có ai đến nhận là chủ hàng và xuất trình các giấy tờ có liên quan.

Hai vụ việc kể trên không phải là những vụ duy nhất phát hiện hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng lậu được vận chuyển qua đường đường sắt. Trước đó, nhiều vụ buôn lậu với số lượng lớn qua đường vận chuyển này cũng đã được phanh phui như vụ ngày 8/11, bắt giữ 10 tấn hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ tại ga Đà Nẵng; ngày 20/10, các lực lượng chức năng cũng tiến hành kiểm tra tàu SE19 từ ga Hà Nội về ga Đà Nẵng và phát hiện gần 200 kiện hàng với gần 40 tấn hàng, bên trong là quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ, nghi từ Trung quốc. Tất cả số hàng trên đều không có người đến nhận.

Cùng với hàng loạt những vụ việc phát hiện trước đó trên các chuyến vận tải của ngành đường sắt, không khỏi khiến dư luận phải đặt ra câu hỏi: Liệu ngành đường sắt có đang tiếp tay cho buôn lậu?

Trao đổi với PV báo Người Đưa tin, bà Bùi Thị An, ĐBQH khóa 13 nhận định: Nếu đúng như báo chí phản ánh, lãnh đạo ngành đường sắt phải trả lời câu hỏi tại sao đúng quy trình vẫn bỏ lọt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Như trường hợp bắt 9 toa tàu có chứa hàng nghi là hàng lậu và pháo nổ. Số hàng này không phải mớ rau, cân gạo, vậy thì lọt ở khâu nào?

Bà Bùi Thị An đề nghị người đứng đầu ngành đường sắt, Bộ trưởng bộ GTVT trả lời câu hỏi của dư luận xã hội: Quy trình chặt nhưng vẫn để lọt hàng không rõ nguồn gốc là tại đâu?

Đ.Huệ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.