Theo đó, trong cuộc trò chuyện với PV, chị Hoàng Nhung bật mí rằng sau khi tốt nghiệp trường đại học sự phạm Nghệ Thuật Trung ương, thay vì làm công tác giảng dạy, chị bén duyên với công việc là chuyên viên Hội Nông dân tỉnh Yên Bái.
Đến cuối năm 2017, một số người bạn ngỏ ý gửi con nhờ vẽ nên chị đã nhận lời. Với những học sinh đầu tiên tiếp cận được môn học vẽ hiệu quả, từ đó nhiều người biết đến đã gửi con đến nhờ chị dạy. Vừa công tác vừa hướng dẫn các bé thoải mái sáng tạo nghệ thuật, thế rồi cái máu nghệ thuật trong con người chị lại có cơ hội được nhen nhóm. Nghĩ rằng, cuộc sống sẽ bớt thi vị nếu thiếu những bảng màu, với bút chì, tờ giấy A3, A4 hay các chất liệu làm tranh khác. Chị Nhung quyết định rời núi rừng Tây Bắc xuống thủ đô Hà Nội và lên ý tưởng mở câu lạc bộ vẽ cho học sinh với cái tên gần gũi mang luôn tên căn hộ nơi chị đang ở “Câu lạc bộ TeamArt C2204” (tại Tháp C, Tòa nhà Golden Palace, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Đến thăm câu lạc bộ TeamArt C2204 vào một ngày đầu tháng 10, PV ngỡ ngàng trước không gian lớp học đầy màu sắc. Ở đó có khung tranh, tường trang trí những hình ảnh, họa tiết đậm chất nghệ thuật. Các em nhỏ tại đây thì đang mải mê vẽ những tác phẩm nghệ thuật theo cách riêng của mình.
Chia sẻ về câu lạc bộ TeamArt C2204, cô giáo trẻ xinh đẹp Hoàng Nhung cho biết: “Lớp vẽ của tôi có đông học sinh đến học, chủ yếu là các em chưa có kiến thức về hình khối, bố cục, màu sắc… Ban đầu, chúng tôi nghĩ rằng chỉ hướng dẫn cho các bé ở quanh khu mình ở, nhưng dần dà câu lạc bộ TeamArt C2204 đã nhận được sự tin tưởng của nhiều phụ huynh, họ đã tìm đến tôi để cho con họ được theo học, được sáng tạo theo cách riêng của các em sau mỗi giờ lên lớp căng thẳng”.
Cũng chia sẻ thêm, chị Nhung cho hay, chị và các thầy cô Câu lạc bộ đã xây dựng Chương trình giảng dạy mỹ thuật cho các em cấu tạo theo mô hình xoáy ốc. Các vấn đề ở lớp nhỏ sẽ được phát triển ở lớp lớn hơn hoặc cùng một nội dung nhưng ở lớp nhỏ giải quyết vấn đề này, còn ở lớp lớn hơn thì giải quyết các vấn đề khác.
Sự phân chia chương trình dựa vào cấp độ phát triển tư duy của các em, để có hình thức tiếp cận hiệu quả. Mỗi học sinh khi đến học, đều được chị Nhung và các thầy cô trong Câu Lạc bộ kiểm tra năng khiếu và có phương pháp hướng dẫn với từng em.
Ngoài ra, để phát triển phong trào mỹ thuật của Câu lạc bộ chị còn phối hợp với Báo Thiếu niên tiền phong cùng các Câu Lạc bộ khác tổ chức các cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề nhằm phát triển và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu mỹ thuật tạo ra một sân chơi bổ ích cho học sinh, giúp các em phát huy tối đa tính sáng tạo cũng như khả năng cảm thụ thẩm mỹ của bản thân.
Đang học lớp 5, trường Tiểu học Dịch Vọng A (Cầu Giấy, Hà Nội) nhưng em Phạm Duy Sơn lại có niềm yêu thích và năng khiếu hội họa. Sơn chia sẻ, qua bạn của bố mẹ giới thiệu, bố mẹ em đã đến đăng ký học tại câu lạc bộ của chị Nhung từ năm học lớp 4.
“Khi mới vào học, em được cô Nhung và các thầy cô trong Câu lạc bộ hướng dẫn, làm quen và sử dụng các chất liệu hội họa: Màu sáp,màu nước, sơn Acrylic…, được làm các bài tập cắt, xé dán, bài tập với đất nặn và làm đồ Handmade, biết cách phối màu cơ bản để tạo nên một sản phẩm đẹp, nhận biết về hình, mảng, dải màu, nhận biết các gam màu nóng, lạnh, trung tính, được rèn luyện trí nhớ, nâng cao khả năng quan sát, nâng cao khả năng tưởng tượng… Các thầy cô trong Câu lạc bộ dạy không gò bó, khô khan, ai có lỗi sai đều được cô sửa ngay nên nhanh hiểu bài hơn. Mỗi khi nghỉ giải lao, cô thường kể những câu chuyện liên quan đến hội họa, tạo hứng thú cho học sinh”, Phạm Duy Sơn chia sẻ.
Khi được hỏi phương pháp nào giúp Câu lạc bộ lôi cuốn được học trò như vậy, chị Hoàng Nhung vui vẻ nói: “với phương pháp giảng dạy vẽ kèm cặp cho từng học sinh, CLB TeamArt C2204 còn ưu tiên tạo không khí gần gũi, thân thiện như gia đình. Chính điều đó, tạo cảm hứng tốt nhất cho học sinh thỏa thích sáng tạo và phát triển tư duy nghệ thuật. Bên cạnh đó Giáo viên Câu lạc bộ là các thầy cô tốt nghiệp tại trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và Đại học Nghệ Thuật Trung Ương có chuyên môn cao, khả năng sư phạm tốt, giàu kinh nghiệm giảng dạy. Họ đều là những thầy cô trẻ, đam mê hội họa hơn hết là yêu học sinh. Tất cả họ, cùng với Nhung đã tạo nên một cảm hứng về Hội họa mang tên “Câu lạc vẽ TeamArt C2204”.
Gần 1 năm theo đuổi với niềm đam mê nghệ thuật, mong muốn truyền cảm hứng hội họa đến nhiều bạn nhỏ, chị Nhung cho hay, điều mà chị cảm thấy nhớ và là động lực để chị tiếp tục theo đuổi đam mê nhất đó chính là những lời nói của các em học sinh: “Các em tuy còn nhỏ, nhưng mỗi lần đến với Câu lạc vẽ TeamArt C2204, có em nói sau những giờ học căng thẳng trên lớp thì các em thật sự muốn thả hồn mình vào những tác phẩm nghệ thuật, muốn vẽ thêm nhiều bức tranh nữa dù thời lượng học không cho phép. Đó là điều mà tôi thấy hạnh phúc nhất, bởi ít nhiều các em đã biết yêu và trân trọng bộ môn mà mình đang theo đuổi”.
Với quyết tâm và niềm tin vào đam mê hội họa cháy bỏng, cô Hoàng Nhung nhấn mạnh: ““Nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh”, một tác phẩm hội họa được tạo nên đâu chỉ thỏa mãn nhãn quan nghệ thuật mà nó phải vì con người, mang thông điệp của cuộc sống”.
Mọi thông tin chi tiết về Câu lạc bộ vẽ TeamArt C2204 quý độc giả có thể tham khảo dưới đây để được tư vấn trực tiếp:
Facebook: https://www.facebook.com/hoang.nhung.338863
SĐT: 0916601479
Thu Hà