Ra đầu thú, Trịnh Xuân Thanh có được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật?

Ra đầu thú, Trịnh Xuân Thanh có được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật?

Lại Duy Cường

Lại Duy Cường

Thứ 7, 05/08/2017 14:00

Ngày 31/7, bộ Công an phát đi thông báo Trịnh Xuân Thanh (SN 1966) ở quận Tây Hồ, Hà Nội đã đến Trực ban hình sự cơ quan An ninh điều tra (bộ Công an) đầu thú. Trên bản tin thời sự 19h của VTV đã phát đi hình ảnh "đơn xin tự thú" của Trịnh Xuân Thanh ghi Hà Nội ngày 31/7/2017. Nhiều người đang đặt câu hỏi bị can 51 tuổi này có được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật?

Theo thông tin từ cơ quan điều tra, bị can Trịnh Xuân Thanh nguyên là Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Trước đó, tháng 9/2016, cơ quan CSĐT, bộ Công an đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam Trịnh Xuân Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Tháng 3/2017, HĐXX TAND Cấp cao tại Hà Nội đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự để làm rõ hành vi tham ô tài sản với Trịnh Xuân Thanh.

Việc Trịnh Xuân Thanh đầu thú và có đơn tự thú liệu có được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật? 

Trả lời về vấn đề này, luật sư Hoàng Minh Ngọc, nguyên thẩm phán TAND Tối cao cho biết: “Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) chỉ quy định người phạm tội tự thú là tình tiết giảm nhẹ (điểm o, khoản 1, Điều 46), còn trường hợp đầu thú không được đề cập.

Về trường hợp Trịnh Xuân Thanh khi ra tòa tùy thuộc vào việc áp dụng Công văn 81/2002/TANDTC của thẩm phán như thế nào. Hiện nay, vẫn còn nhiều ý kiến về việc áp dụng công văn này bởi nhiều thẩm phán cho rằng đây không phải là văn bản pháp quy nên không bắt buộc phải chấp hành nên vẫn có thể áp dụng. Do vậy việc Trịnh Xuân Thanh về đầu thú hay tự thú đều có thể áp dụng điểm o, khoản 1, Điều 46, Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, nếu trong quá trình điều tra, Trịnh Xuân Thanh thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải hoặc có những việc làm khác thuộc trường hợp được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì cũng có thể được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tương ứng quy định tại khoản 1, Điều 46 của Bộ luật Hình sự".

Pháp luật - Ra đầu thú, Trịnh Xuân Thanh có được hưởng lượng khoan hồng của pháp luật?

Trịnh Xuân Thanh và lá đơn tự thú.

Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Minh Long – Giám đốc công ty luật Dragon cho rằng: “Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tự thú là tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội.

Người nào bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra đã tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện thì cũng được coi là tự thú đối với việc tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội của mình mà chưa bị phát hiện. Còn đầu thú là có người đã biết mình phạm tội, nhưng biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Như vậy, khẳng định rằng tự thú và đầu thú là hai hành vi hoàn toàn khác nhau".

Luật sư Nguyễn Minh Long phân tích, về việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp tự thú và trong trường hợp đầu thú: Theo quy định tại điểm o, khoản 1, Điều 49, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) người phạm tội tự thú sẽ được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và không có quy định.

Đầu thú là tình tiết giảm nhẹ, nhưng khoản 2, Điều 46 có quy định: “Khi quyết định hình phạt, tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án”. Như vậy việc người phạm tội đầu thú có thể được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 2, Điều 46, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009).

Tuy nhiên, đến nay chưa có văn bản pháp quy nào hướng dẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong trường hợp người phạm tội đầu thú. Do đó để hướng dẫn các vấn đề về nghiệp vụ đảm bảo cho việc áp dụng các quy định một cách thống nhất, TAND Tối cao hướng dẫn cụ thể trong Công văn số 81/2002.

"Vậy trong trường hợp này đối với Trịnh Xuân Thanh có được hưởng lượng khoan hồng hay không thì xác định nhiều yếu tố về nhân thân trước khi phạm tội, gia đình có công cách mạng… trong quá trình điều tra thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực giúp đỡ cơ quan có trách nhiệm phát hiện điều tra tội phạm, lập công chuộc tội là cơ sở để cơ quan tố tụng có thẩm quyền ra phán quyết theo hướng có lợi cho bị can bị cáo, mà pháp luật quy định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định các Điều 46, 47, Bộ luật Hình sự, Nghị quyết 01 của hội đồng thẩm phán.

Về đơn xin tự thú chỉ là căn cứ thủ tục pháp lý để trình diện trước cơ quan có thẩm quyền, khi đánh giá Trịnh Xuân Thanh làm đơn xin tự thú ra trình diện chỉ là đầu thú. Việc đầu thú của Trịnh Xuân Thanh khi quyết định hình phạt, tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án. Như vậy Trịnh Xuân Thanh chỉ có thể được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo khoản 2, Điều 46, Bộ luật Hình sự”, luật sư Long kết luận.

Lại Cường

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.