Hổ mang Ấn Độ là một loại rắn độc có thể tìm thấy khắp tiểu lục địa Ấn Độ (bao gồm Nepal, Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, và Sri Lanka) từ vùng đồng bằng, rừng nhiệt đới, những cánh đồng và các khu vực đông dân cư.
Đây là một trong những loài động vật nguy hiểm nhất tiểu lục địa này do sở hữu chất độc thần kinh cực mạnh. Tuy rằng hổ mang chỉ săn chuột, gặm nhấm, ếch nhái và chim nhưng chúng cũng không ngần ngại tấn công những mục tiêu to lớn như trâu bò thậm chí con người nếu cảm thấy bị đe dọa.
Một trong những thiên địch của rắn hổ mang là chồn sương. Loài thú ăn thịt kích thước nhỏ có khả năng kháng độc rất cao nên chúng không e dè các loài rắn độc. Tuy nhiên với bất lợi về kích thước, loài chồn vẫn có thể bỏ mạng dưới nanh sắc của rắn độc nếu không cẩn thận.
Cuộc chiến giữa rắn hổ mang và chồn sương là một cuộc đọ sức về tốc độ và sự khéo léo, chúng phải vừa tìm cách tấn công vừa phải tập trung né đòn của đối thủ, 1 sai lầm nhỏ có thể dẫn đến mất mạng.
Trong cuộc chiến lần này, con chồn đã giành phần hơn khi kịp thời tung đòn hiểm vào đầu con rắn độc. Sau khi hạ gục kẻ thù, con chồn nhanh chóng lôi con mồi vào bụi rậm và chạy về tổ của nó.
Xem thêm >>> Video: Báo hoa mai cắn cổ chó nhà lôi lên cây, không ngờ con mồi vẫn bật dậy tẩu thoát
Bá Di