Rắn lục đuôi đỏ tấn công mùa mưa: Chuyên gia chỉ cách đuổi rắn hiệu quả

Lê Thị Duyên

Lê Thị Duyên

Thứ 4, 27/04/2022 12:21

Sự việc người đàn ông 54 tuổi ở Long An bị rắn lục đuôi đỏ tấn công khi đang làm ruộng khiến nhiều người lo ngại khi mùa mưa đang đến gần.

Hơn 1 giờ sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân đã đến cấp cứu tại Bệnh viện Xuyên Á Long An. Tại đây, tay bệnh nhân bị sưng nề từ ngón 1 nơi bị cắn lan qua khớp khuỷu đến phần cánh tay. Qua thăm khám, xác định bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn, các bác sĩ đã cho anh tiêm huyết thanh kháng nọc, theo dõi rối loạn đông máu, rối loạn điện giải, tổn thương gan thận cấp.

Bác sĩ Nguyễn Công Vân, Trưởng Khoa Nội tim mạch Bệnh viện Xuyên Á Long An, cho biết hiện tình trạng của bệnh nhân đã ổn định, tiếp tục được theo dõi tình trạng vết thương rắn cắn. Dự kiến sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân có thể xuất viện.

Cũng theo bác sĩ Vân, bệnh nhân có thể hồi phục tốt là do được đưa đến bệnh viện kịp thời.  "Nếu người bệnh chủ quan, không đến bệnh viện kịp thời hoặc không được xử trí đúng dẫn đến rối loạn đông máu, xuất huyết nặng và tử vong", bác sĩ Vân nói.

BS Vân cũng khuyến cáo, người dân phải thận trọng, có bảo hộ lao động trong quá trình sản xuất, nên thường xuyên phát quang bụi rậm, giữ vệ sinh nhà cửa, lu nước không cho rắn trú ngụ. Nếu bị rắn cắn cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất, tuyệt đối không đắp thuốc lên vết cắn hoặc rạch vết cắn để lấy nọc vì có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Xã hội - Rắn lục đuôi đỏ tấn công mùa mưa: Chuyên gia chỉ cách đuổi rắn hiệu quả

Bệnh nhân bị rắn lục đuôi đỏ cắn được điều trị tại Bệnh viện Xuyên Á Long An. Ảnh: BVCC

Bàn về rắn lục đuôi đỏ, các chuyên gia chỉ ra rắn lục đuôi đỏ có tập tính hiền lành. Khó có thể đưa ra phỏng đoán biến đổi khí hậu hay sự thay đổi môi trường sống khiến loài động vật này hung dữ hơn. Bởi sự thay đổi tập tính ở động vật là điều hiếm khi xảy ra và nếu có sẽ phải cần tới quá trình hàng nghìn năm.

Qua theo dõi những vụ rắn lục đuôi đỏ tấn công con người xảy ra, phần lớn là do con người va chạm bị chúng tấn công trở lại, có trường hợp đi trong đêm tối, gần các bụi cây. Đáng lưu ý, loài rắn lục hoạt động mạnh về đêm để tìm kiếm thức ăn. Con người có thân nhiệt cao nên chúng dễ nhầm tưởng là… con mồi.

Theo Bộ Y tế, để phòng chống rắn lục xanh đuôi đỏ cắn cần phát quang bờ cây bụi rậm quanh nhà, không bắc giàn hoa, dây leo… ở sân trước nhà, trồng sả hoặc rắc bột lưu huỳnh quanh nhà là những biện pháp có thể xua đuổi rắn và nên áp dụng nhất là ở những vùng có nhiều rắn. Khi vào rừng hoặc những nơi nghi có rắn lục phải đội mũ rộng vành, mặc quần áo dài, đi giày cao cổ và nên khua gậy xua đuổi rắn...

Rắn lục xanh đuôi đỏ thuộc họ rắn lục (viperidae) giống cryptelytrops. Họ rắn lục có nhiều giống và loài khác nhau nhưng có chung độc tính là gây rối loạn đông máu, chảy máu. Rắn cryptelytrops albolabris (tên cũ là trimesurus albolabris) có tên Việt Nam là rắn lục xanh đuôi đỏ, phân bố trên cả nước, rắn thường sống trên cây.

Hồng Anh (T/h theo Người Lao Động, Zing)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.