Những “con sâu làm rầu nồi canh”
Luật sư là một trong những nghề đặc thù – cung cấp dịch vụ pháp lý để bảo vệ khách hàng. Là người nắm rõ pháp luật, luật sư còn có trách nhiệm bảo vệ chính nghĩa và sự công bằng xã hội.
Trong hầu hết các trường hợp, luật sư và thân chủ sẽ “cùng chung chiến tuyến” trên hành trình tìm công lý và sự thật. Thế nên, rất nhiều văn bản pháp luật liên quan đều khẳng định trách nhiệm của luật sư trong giữ bí mật thông tin thân chủ.
Hình ảnh minh họa
Cụ thể, từ Pháp lệnh Tổ chức Luật sư 1987 đến luật Luật sư 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) đều nghiêm cấm luật sư tiết lộ thông tin của khách hàng mà mình biết được, trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
Về đạo đức hành nghề, luật sư cũng có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin khách hàng khi thực hiện dịch vụ pháp lý và cả khi đã kết thúc dịch vụ đó. Thậm chí, như đề xuất trong dự thảo BLHS (sửa đổi), luật sư còn được loại trừ trách nhiệm hình sự trong giữ bí mật thông tin của thân chủ.
Được trang bị cho những “quyền lực” như vậy, hơn ai hết, luật sư phải sống và làm việc theo đúng pháp luật. Thế nhưng, bên cạnh những luật sư chân chính, hết lòng bảo vệ công lý, thực tế vẫn tồn tại một số “con sâu làm rầu nồi canh”, vi phạm pháp luật hình sự để rồi bị khởi tố, kết án. Loại trừ tình huống bao che hay cấu kết, trong không ít trường hợp luật sư lại lừa đảo chiếm đoạt tài sản của chính thân chủ.
Cách đây ít lâu, đầu tháng 8/2015, cơ quan An ninh điều tra bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Dương Kim Sơn (tại Hà Tĩnh), là luật sư, Giám đốc công ty Luật TNHH Minh Sơn về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công ty VN Pharma với số lượng lớn.
VKSNDTC cũng phê ch