Richard Sorge: Sĩ quan tình báo "đáng giá bằng cả đội quân", từng "cứu" cả Thủ đô Moscow

Richard Sorge: Sĩ quan tình báo "đáng giá bằng cả đội quân", từng "cứu" cả Thủ đô Moscow

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 3, 13/11/2018 18:56

Richard Sorge - sĩ quan tình báo Xô Viết được các sử gia sau này coi là nhân vật quan trọng hơn cả một đội quân. Ông được coi là người đã "cứu" Moscow trong Thế chiến II trước cuộc tấn công của quân Đức Quốc xã.

Hồ sơ - Richard Sorge: Sĩ quan tình báo 'đáng giá bằng cả đội quân', từng 'cứu' cả Thủ đô Moscow

Richard Sorge là một người Đức nhưng lại cống hiến hết mình cho tình báo Liên Xô.

Vào mùa Thu năm 1941, cuộc chiến tranh Xô Viết-Đức có nguy cơ bị lật ngược tình thế khi quân của Hitler tràn ngập các cửa ngõ của Thủ đô Moscow. Tuy nhiên, sau những cuộc đụng độ khắc nghiệt, quân đội Liên Xô đã phản công và đẩy lùi quân địch.

Chiến thắng này một phần đến từ trở lại của các sư đoàn Liên Xô được điều động về Moscow từ Siberia, nơi họ đang chuẩn bị trước một cuộc tấn công tiềm năng từ Nhật Bản.

Nhà lãnh đạo Stalin sẽ không bao giờ đưa ra bất kỳ quyết định nào làm suy yếu sự hiện diện của lực lượng Liên Xô ở Viễn Đông nếu sĩ quan tình báo Richard Sorge không báo cáo rằng Nhật Bản không có ý định tấn công họ vào năm 1941.

Do đó, người đời sau này đã vinh danh Richard Sorge là người đã cứu Thủ đô của Liên Xô trong thời điểm ngàn cân treo sợi tóc.

Nằm vùng ở Nhật Bản

Hồ sơ - Richard Sorge: Sĩ quan tình báo 'đáng giá bằng cả đội quân', từng 'cứu' cả Thủ đô Moscow  (Hình 2).

Cuộc đời của Richard Sorge gắn liền với đất nước Nhật Bản.

Ở tuổi 29, người cộng sản trẻ tuổi Richard Sorge đã chuyển từ Đức đến Liên bang Xô viết, nơi ông nhanh chóng được tuyển dụng bởi cơ quan tình báo nơi đây.

Richard Sorge dường như là người được sinh ra để trở thành một sĩ quan tình báo. Thông minh, lôi cuốn và thanh lịch, ông rất giỏi trong việc gây dựng các mối quan hệ có lợi - điều đã giúp ông khai thác tốt các thông tin quan trọng.

Năm 1933, Sorge được giao nhiệm vụ đến Nhật Bản, nơi ông đã đóng giả thành  một nhà báo người Đức. Nhưng cũng kể từ đó, toàn bộ những biến cố cuộc đời ông đã gắn liền với quốc gia châu Á, cũng như chính cái chết của ông sau này.

Sự thông minh và thân thiện của Sorge đã giúp ông dễ dàng kết bạn với tất cả mọi người. Một trong những người bạn quan trọng nhất trong số họ là đại sứ Đức tại Nhật Bản, Thiếu tướng Eugen Ott, người nắm giữ tất cả những bí mật của Đức Quốc xã.

Ott hoàn toàn tin tưởng Sorge và ngược lại, vị tướng này cũng chính là nguồn thông tin quan trọng nhất cho sĩ quan tình báo Liên Xô. Ott thường chia sẻ thông tin và xin lời khuyên ​​của Sorge, vì ông nghĩ Richard Sorge làm việc cho cơ quan tình báo của Đức và không hề quan tâm đến việc Sorge thực sự đang phục vụ cho ai.

Một trong những nguồn tin chính khác của Richard Sorge là nhà báo Nhật Bản Hotsumi Ozaki. Người này là một trong những cố vấn của Thủ tướng Fumimaro Konoe. Ông là một người cộng sản tận tụy và là tay trong của Sorge, có khả năng tiếp cận với giới lãnh đạo cao nhất của Nhật Bản thời điểm đó.

Sự hoài nghi của Stalin

Hồ sơ - Richard Sorge: Sĩ quan tình báo 'đáng giá bằng cả đội quân', từng 'cứu' cả Thủ đô Moscow  (Hình 3).

Do xuất thân từ Đức, Richard Sorge không được giới lãnh đạo Liên Xô thực sự tin tưởng.

Mặc dù Sorge gửi về cho Moscow rất nhiều thông tin quan trọng và hữu ích, nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin chưa bao giờ cảm thấy tin tưởng về sĩ quan tình báo của mình ở Nhật Bản, theo RBTH.

Với việc là một người Đức, có niềm đam mê dành cho phụ nữ và rượu, lại có những người bạn tầm cỡ như Ngoại trưởng Đức Quốc xã Joachim von Ribbentrop, không ngạc nhiên khi Sorge bị Liên Xô cảnh giác về việc ông có thể là một điệp viên hai mang.

Tuy nhiên, việc có được một mạng lưới gián điệp ở một đất nước khép kín như Nhật Bản không phải là nhiệm vụ dễ dàng, và các nhà lãnh đạo Liên Xô không còn cách nào khác ngoài việc tiếp tục để cho Richard Sorge là nguồn tình báo chính của họ ở “vùng đất mặt trời mọc”.

Vào cuối những năm 1930, khi Liên Xô tiến hành cuộc thanh trừng trên diện rộng, nhiều đồng nghiệp nghiệp thân thiết và bạn bè của Sorge nằm trong diện bị điều tra. Bản thân ông đã được triệu hồi về Moscow để “nói chuyện”.

Tuy nhiên, do lo sợ nguy hiểm, Richard Sorge từ chối trở lại, nói rằng ông có quá nhiều việc phải làm ở Nhật Bản. Ngay sau đó, nhà lãnh đạo Stalin đã thể hiện sự tức giận và càng cảm thấy nghi ngờ hơn về “gã người Đức”.

Mối hoài nghi của giới lãnh đạo Liên Xô vẫn luôn âm ỉ mặc dù thực tế rằng các báo cáo của Sorge đã góp công rất lớn giúp quân đội Liên Xô chuẩn bị và đánh bại Nhật Bản trong các chiến dịch hồ Khasan (1938) và chiến dịch Khalkhin Gol (1939).

Dù cách xa châu Âu hàng ngàn cây số, Richard Sorge có mối quan hệ hoàn hảo với các quan chức cao cấp của Đức, Nhật Bản, và đôi khi có được nguồn tin về những gì đang xảy ra ở đó còn tốt hơn so với các sĩ quan tình báo Liên Xô khác ở châu Âu.

Nhiều lần Richard Sorge cảnh báo với giới lãnh đạo về kế hoạch tấn công Liên Xô của Đức vào cuối tháng 6/1941. Tuy nhiên, các báo cáo như vậy đã bị lờ đi.

Khi Sorge bị bắt bởi người Nhật, ông đã nói trong lúc thẩm vấn: "Có những ngày tôi gửi 3-4 đoạn mật mã cho Moscow, nhưng có vẻ như không ai tin tôi cả".

Cứu Thủ đô Moscow

Hồ sơ - Richard Sorge: Sĩ quan tình báo 'đáng giá bằng cả đội quân', từng 'cứu' cả Thủ đô Moscow  (Hình 4).

Liên Xô đã quyết định rút quân ứng phó với Nhật Bản ở vùng Viễn Đông về cứu Thủ đô Moscow.

Thái độ của giới lãnh đạo Liên Xô đối với Sorge đã thay đổi hoàn toàn sau khi Chiến dịch Barbarossa nổ ra đúng như lời cảnh báo của ông. Richard Sorge cuối cùng đã giành được lòng tin của Stalin.

Vào ngày 14/9/1941, Sorge đã gửi một thông điệp được cho là quan trọng nhất trong sự nghiệp tình báo của mình về Moscow. "Theo nguồn tin của tôi, lãnh đạo Nhật Bản quyết định không gây chiến với Liên Xô trong năm nay".

Lần này, thông tin của Richard Sorge đã được coi trọng một cách nghiêm túc. Người ta tin rằng thông điệp của ông cuối cùng đã thuyết phục nhà lãnh đạo Stalin ra lệnh cho các sư đoàn tinh nhuệ từ vùng Viễn Đông (vốn đang cảnh giác trước Nhật Bản) về bảo vệ Moscow và giúp lật ngược tình thế của cuộc chiến.

Vào ngày 5/12, quân đội Liên Xô đã tăng cường phản công và đánh lùi người Đức ra khỏi Moscow. Đây là thất bại nghiêm trọng nhất của Đức Quốc xã từ trước đến nay.

Khôi phục danh dự

Hồ sơ - Richard Sorge: Sĩ quan tình báo 'đáng giá bằng cả đội quân', từng 'cứu' cả Thủ đô Moscow  (Hình 5).

Công lao của Richard Sorge sau này mới được ghi nhận.

Vào tháng 10/1941, Richard Sorge và cả nhóm của ông bị bắt bởi người Nhật. Lúc đầu, người Đức không tin rằng Richard Sorge - người được tuyên bố là nhà báo Đức xuất sắc nhất năm đó - là một điệp viên của Liên Xô. Tất cả các yêu cầu của họ trong việc trả tự do cho ông đều bị từ chối.

Sau khi danh tính thực sự của Sorge là tình báo Liên Xô được xác nhận, người Nhật đã liên lạc hai lần với Liên Xô về số phận tương lai của ông. Cả hai lần phía Liên Xô đều trả lời: “Chúng tôi ở Liên Xô không biết gì về bất kỳ người nào có tên là Richard Sorge”.

Mặc dù vẫn chưa rõ lý do chính xác tại sao Liên Xô từ chối trao đổi Sorge, các sử gia sau này tin rằng Stalin không thể tha thứ cho ông vì đã để lộ thân phận là tình báo Liên Xô sau khi bị thẩm vấn, điều mà một sĩ quan tình báo Xô viết không bao giờ nên làm.

Khi Liên Xô bỏ rơi sĩ quan tình báo giỏi nhất của mình, Sorge đã bị xử tử. Người Nhật treo cổ ông vào ngày 7/11/1944.

Trong 20 năm sau đó, tên của Richard Sorge đã bị lãng quên ở Liên Xô. Nhưng ở Mỹ và châu Âu cuộc đời của ông sau này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Năm 1964, khi nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev xem bộ phim Pháp “Who Are You, Mr. Sorge?”, ông đã cảm thấy sốc vì những gì mình chứng kiến.

Khi Khrushchev thấu hiểu được những đóng góp lớn lao của Richard Sorge, ông đã quyết định khôi phục lại tên tuổi và danh tiếng của sĩ quan tình báo Liên Xô. Về sau này, Sorge đã được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.