Rơi máy bay ở Ethiopia, Boeing cùng loạt hãng hàng không "chao đảo"

Rơi máy bay ở Ethiopia, Boeing cùng loạt hãng hàng không "chao đảo"

Bùi Thị Lan Anh

Bùi Thị Lan Anh

Thứ 4, 13/03/2019 10:30

Phiên giao dịch hôm qua (12/3) chứng kiến phiên giảm điểm mạnh thứ 2 của Boeing sau sự cố rơi máy bay ở Ethiopia. Theo đó, vốn hóa của hãng hiện cũng chỉ còn 212 tỷ USD, giảm 26,6 tỷ USD so với cuối tuần trước.

Chốt phiên giao dịch ngày 12/3, cổ phiếu Boeing giảm 6,15%, về 375,2 USD. Giữa phiên, có thời điểm mã này mất gần 8%. Vốn hóa của hãng hiện cũng chỉ còn 212 tỷ USD, giảm 26,6 tỷ USD so với cuối tuần trước.

Đây là phiên giảm mạnh thứ hai liên tiếp của cổ phiếu Boeing, sau khi mất 5% đầu tuần. Tổng cộng, Boeing đã có chuỗi giảm 2 ngày mạnh nhất kể từ tháng 6/2009.

Tài chính - Ngân hàng - Rơi máy bay ở Ethiopia, Boeing cùng loạt hãng hàng không 'chao đảo'

Cổ phiếu mất giá thảm hại, Boeing mất 26,6 tỷ USD vốn hóa thị trường.

Theo đó, thị trường chứng khoán ngày 11/3 chứng kiến phiên giảm điểm mạnh của cổ phiếu hãng hàng không Boeing. Việc giảm điểm của Boeing, cổ phiếu có giá cao nhất ở Dow Jones đã khiến thị trường này mất 300 điểm.

Trước đó, trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa (pre-market trading), cổ phiếu Boeing đã mất giá 10%.

Liên quan tới sự cố của Being, cổ phiếu hàng loạt hãng hàng không Mỹ hôm qua cũng đi xuống. Southwest Airlines và American Airlines Group – các hãng bay Mỹ sử dụng Boeing 737 MAX 8 nhiều nhất trong đội bay, mất lần lượt 2,3% và 3,5%.

Tài chính - Ngân hàng - Rơi máy bay ở Ethiopia, Boeing cùng loạt hãng hàng không 'chao đảo' (Hình 2).

Sự cố rơi máy bay ở Ethiopia khiến cổ phiếu Boeing rớt thảm hại.

Hôm qua, Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã ra lệnh cấm sử dụng máy bay 737 MAX. Trước đó, hàng loạt quốc gia khác, như Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Australia, Ethiopia đã có động thái tương tự.

Cùng ngày, Anh và Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu (EASA) thuộc Liên minh châu Âu (EU) quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động bay của dòng phi cơ Boeing 737 MAX tại không phận các nước EU sau vụ tai nạn ở Ethiopia hôm 10/3 khiến 157 người thiệt mạng, AFP đưa tin.

Ngoài các nước trong EU, 9 quốc gia khác cũng ra lệnh cấm với Boeing 737 MAX là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Namibia, Oman, Singapore và Mông Cổ. Tuy nhiên, Cơ quan Quản lý Hàng không Mỹ (FAA) khẳng định dòng phi cơ này vẫn đủ điều kiện hoạt động.

Theo số liệu của Refinitiv, ít nhất 7 trong 24 nhà phân tích theo dõi cổ phiếu Boeing đã điều chỉnh đánh giá với mã này trong 2 phiên qua. Boeing là cổ phiếu có sức ảnh hưởng lớn nhất trong Chỉ số Bình quân Công nghiệp Dow Jones (DJIA).

DZ Bank là hãng môi giới đầu tiên trong gần 2 năm qua khuyến nghị "bán" với mã này. Họ cũng điều chỉnh giá mục tiêu về 333 USD một cổ phiếu. Edward Jones cũng đưa đánh giá từ "mua" về "giữ", với lý do vụ tai nạn có thể khiến Boeing phát sinh chi phí, việc giao hàng bị chậm và ảnh hưởng đến báo cáo tài chính.

737 thân hẹp hiện là máy bay bán chạy nhất thế giới và là trụ cột cho tương lai của Boeing. Đến nay, hãng đã nhận được số đơn hàng sản xuất hơn 5.000 chiếc 737 MAX và mới bàn giao khoảng 350 chiếc.

Quyền Cục trưởng Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) Dan Elwell hôm qua tuyên bố "kết quả đánh giá cho thấy không có vấn đề về hiệu suất hệ thống và không có căn cứ để ra lệnh cấm" máy bay Boeing 737 MAX. Boeing cũng lên tiếng bảo vệ sản phẩm của mình và cho biết họ hoàn toàn tin tưởng vào độ an toàn của MAX.

Clip hiện trường vụ rơi máy bay ở Ethiopia:

Tìm kiếm mảnh vỡ vụ rơi máy bay ở Ethiopia
Tài chính - Ngân hàng - Rơi máy bay ở Ethiopia, Boeing cùng loạt hãng hàng không 'chao đảo' (Hình 3).

Đình Văn (Tổng hợp)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.