Rơi nước mắt với bài thơ về người cha đã khuất nhân Ngày Gia đình Việt Nam

Rơi nước mắt với bài thơ về người cha đã khuất nhân Ngày Gia đình Việt Nam

Mai Thị Thu Hằng

Mai Thị Thu Hằng

Thứ 5, 28/06/2018 15:39

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) là ngày để mỗi người nhớ về gia đình, công lao sinh thành của cha mẹ. Một bài thơ về người cha đã khuất đúng Ngày Gia đình Việt Nam đang nhận được nhiều chia sẻ.

Mới đây, nhân Ngày Gia đình Việt Nam, thầy giáo Đường Xuân Tùng (Phó Hiệu trưởng trường cao đẳng Y Dược ASEAN) đã chia sẻ bài thơ của một người con nhớ về cha mẹ.

Bài thơ nói lên nỗi nhọc nhằn của cha mẹ dành cho các con, và gia đình giờ đã vắng tiếng nói của cha.

Rơi nước mắt với bài thơ về người cha đã khuất nhân Ngày Gia đình Việt Nam

Thầy Tùng cùng vợ con.

Dưới đây là bài thơ đang được cộng đồng mạng chia sẻ:

Một lần nữa mưa tàn trên phố thị

Nắng chơ vơ thềm lá đổ mịt mùng

Theo gió thoảng cha về đâu xa vắng

Đã ba mùa ôm phiền não lao lung

Con ngồi đây trên góc đời phiêu lãng

Thao thức nhiều đêm trắng mắt thâm cung

Vẫn nhớ cha trong mảnh hồn ly tán

Mùa Xuân xưa cha xiêu lạc muôn trùng

Tìm về đâu trong đất trời ngao ngán

Cõi âm buồn không một nén hương xông

 Bước con đi vào nẻo đời vô định

Bụi đường hoen hong đỏ mắt bơ phờ

Thèm một giấc chiêm bao vào cõi đó

Cho con nhìn gương mặt phụ thân xưa…

Rơi nước mắt với bài thơ về người cha đã khuất nhân Ngày Gia đình Việt Nam (Hình 2).

Với những người con đi xa hãy nhớ rằng: Gia đình là nơi luôn chào đón khi trở về.

Khi đọc xong bài thơ, bạn trẻ Lan Viên xúc động: “Những ngày này ai cũng nhớ về gia đình, những người thân yêu. Nếu như cha mẹ có sức ảnh hưởng thì còn nhớ hơn nữa. Gia đình là nơi để về, nhưng về thiếu hình bóng cha thì thật buồn”.

“Gia đình là nơi giúp chúng ta trưởng thành, nuôi dưỡng và cho chúng ta sự yêu thương. Đọc bài thơ mới thấy tình cảm của thầy dành cho gia đình mình”, Phạm Nguyên chia sẻ.

Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, thầy giáo Đường Xuân Tùng cho biết: “Người ta nói, mẹ là đất, cha là trời. Mẹ nuôi nấng, yêu thương còn cha là người dạy dỗ, dẫn hướng cho những đứa con tung hoành biển lớn. Cha dầm dãi phong sương, tóc khét mùi nắng cháy, đôi chân cha nứt nẻ ruộng đồng, áo đẫm mồ hôi cho con yên phần sung sướng.

Khi còn nhỏ thì ngu ngơ không hiểu chút gì. Lớn chút nữa thì ham chơi và xem những việc cha làm là đương nhiên. Trưởng thành thì lao vào cơm áo, công danh, cũng không một chút nghĩ về cha. Đến khi cha mất để lại một khoảng trống mênh mông, nuối tiếc, hối hận... nhưng đã muộn. Ngày Gia đình Việt Nam càng khiến lòng tôi thắt lại khi nhớ về những ngày tháng đã quá. Thèm được nghe tiếng cha trong mái ấm lần nữa”.

Thầy Tùng cũng bày tỏ, nếu bây giờ có một điều ước, thầy không ngần ngại ước cho ba sống mãi bên cạnh, để được chăm sóc, phụng dưỡng.

Cũng nhân Ngày Gia đình Việt Nam, thầy giáo Nguyễn Chí Anh (Cẩm Khê, Phú Thọ) đã gửi bài thơ dành tặng những người con phương xa. Thầy Chí Anh mong muốn những người con phương xa hãy nhớ về gia đình mình mỗi khi cuộc sống ngoài kia đầy giông bão. Vì gia đình là nơi để về, nơi luôn mở rộng vòng tay đón nhận chúng ta.

NƠI ĐỂ NHỚ

Dù có đi đâu hay ở đâu

Ai cũng có một nơi để nhớ

Với người Việt Nam đã từ muôn thuở

Rất thân thương hai tiếng: "Gia đình"

 

Mỗi con người từ lúc mới sinh

Ta đều có anh em, cha mẹ...

Suốt thời gian quãng ngày thơ bé

Quây quần bên nhau dưới một mái nhà

 

Sau này lớn lên, nếu phải đi xa

Hỏi có ai không nhớ thương về nơi ấy

Những lúc buồn vui, lòng đều thức dậy

Nỗi nhớ gia đình đau đáu, diết da

 

Mong lắm từng giờ, ngày tháng trôi qua

Để có dịp được sum vầy đầm ấm

Bên mâm cơm, tình anh em sâu đậm

Dưa cà thôi, nhưng thật nặng nghĩa tình

 

Mỗi thế hệ đều có một gia đình

Hạnh phúc lắm, người Việt mình là vậy

Cuộc sống bon chen giữa dòng đời xô đẩy

Thì gia đình sẽ là nơi che chở cho ta.

Mai Thu

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.