Đến với một số cao nguyên của Tây Tạng, người ta sẽ không khỏi rùng mình khi chứng kiến nghi lễ Thiên táng của người dân nơi đây. Đó là hủ tục mai táng người chết bằng ... chim kền kền.
Một vị Lạt Ma đi qua bầy chim kền kền khi bắt đầu lễ Thiên táng
Các Lạt Ma và khách du lịch nhìn vào một đàn kền kền. Mai táng bằng bầu trời là hình thức mai táng rợn người được cho là có từ thế kỉ thứ 7
Nghi lễ mai táng trên bầu trời này có tên chính thức là “Thiên táng”, dân dã gọi là “điểu táng” - đem thi thể người chết cho chim kền kền ăn. Sở dĩ có hủ tục này vì đa số người Tây Tạng tin vào Kim Cương thừa Phật, dạy con người về sự luôn hồi của linh hồn. Điều này có nghĩa là sau khi chết đi, họ không cần phải bảo vệ cơ thể, vì nó bây giờ chỉ là một cái xác vô tri và trống rỗng. Không có sách vở nào chính thức khẳng định tục lễ này có từ khi nào, nhưng các nhà khoa học tin rằng nó có từ thế kỉ thứ 7.
Chim kền kền ở Tây Tạng thường có kích thước lớn hơn ở các vùng khác với xải cảnh có thể rộng hơn 2m
Theo đó, trước khi lễ Thiên táng diễn ra, người chết sẽ được để trong nhà khoảng hai ngày để làm lễ cầu siêu. Sau đó vào sáng sớm, khi mặt trời chỉ mới ló khỏi đỉnh núi, gia đình sẽ mang xác người thân đến núi cao do các Lạt ma đã chọn sẵn.
Nhiều khách du lịch tò mò ghi lại quá trình Thiên táng
Nghi lễ bắt đầu với việc thắp hương, thắp nến và niệm chú khắp cơ thể người chết. Sau đó người chết sẽ bị xẻ ra thành nhiều mảnh bởi hai người gọi là Lạt Ma. Họ xẻ nội tạng để riêng một góc, và nơi duy nhất không động đến là đầu – bởi đầu được coi là nơi cất giữ linh hồn.
Các bộ phận cơ thể còn sót lại sẽ để trong tháp 1 năm, phần sót lại của đàn ông và phụ nữ sẽ được để ở những khu khác nhau
Sau khi xẻ thịt xong, các Lạt Ma sẽ thắp hương mời kền kền đến ăn. Hàng trăm con kền kền háu đói với xải cánh khoảng 2m từ khắp nơi kéo đến lũ lượt. Chỉ khoảng 20 phút sau, chúng đã hoàn thành xong nhiệm vụ của mình.
Đến lúc này, cơ thể người chết chỉ còn trơ lại xương. Người ta gom những phần còn lại để vào tháp đã được xây dựng sẵn khoảng 1 năm, sau đó đập vụn và vo thành những hình tròn ném cho lũ quạ với diều hâu ăn.
Các Lạt Ma đi qua tháp sau khi hoàn thành xong nghi lễ.
Nghi thức mai táng này từng gây rất nhiều tranh cãi trên thế giới bởi sự rùng rợn và không nhân văn của nó. Tuy nhiên, đối với người Tây Tạng, cách Thiên táng này rất hợp lý. Bởi lẽ ở thảo nguyên, nhất là với những người dân du mục quen sống trên lưng ngựa, việc tiến hành chôn cất người chết tại một nơi hay thả trôi theo dòng nước như ở đồng bằng là điều thực sự khó khăn. Gỗ là một nguyên liệu cực kì quý nên cũng không thể dùng để hỏa táng được.
Người Tây Tạng phản đối các chuyến thăm của khách du lịch nếu đó chỉ là sự tò mò
Người Tây Tạng cũng cực kì coi trọng linh hồn và khi người ta chết đi, tất cả đều có mong muốn linh hồn mình được đi tới thiên đàng. Họ tin rằng chim kền kền ăn xong bay lên trời thì linh hồn người chết cũng được lên thiên đàng. coi chim kền kền là “thần điểu” và tin rằng thi thể được chim kền kền ăn hết là điềm lành, người chết sẽ nhanh chóng được lên thiên đàng, nếu chim ăn không hết, người ta sẽ gom những gì còn lại để hỏa táng.
Một Lạt Ma cầu nguyện trước một bầy kền kền
Chỉ 20 phút, bầy kền kền đã thực hiện xong nhiệm vụ
Hàng trăm con kền kền háu đói từ khắp mọi nơi kéo về nghi lễ Thiên táng
Hơn thế nữa, người Tây Tạng theo Phật giáo tin rằng, việc an táng người chết bằng cách nuôi kền kền chính là học theo Đức Phật Tổ Như Lai. Phật Tổ từng lấy chính thân xác mình nuôi hổ dữ để hổ khỏi hại các sinh linh khác trong thế giới. Phật tổ cũng dạy rằng: Con người nên bố thí. Và với người dân Tây Tạng thì mang xác người đã khuất cho các thần điểu ăn cũng chính là một cách bố thí. Vì khi đó, thần điểu sẽ không làm hại các loài khác, đây là một cách bố thí thể hiện tấm lòng cao cả.
An Nguyên