Sannakji (Bạch tuộc sống) - Hàn Quốc
Những xúc tu bạch tuộc còn ngọ nguậy được bỏ ngay vào miệng. Người ăn sẽ có cảm giác như ăn một con vật còn sống.
Món ăn này rất tươi ngon nhưng nếu không cẩn thận bạn có thể bị ngạt thở đến chết vì những chiếc xúc tu bám dính lấy cổ họng của bạn ngay khi bạn cố gắng nuốt xuống.
Dương vật bò
Giới sành ăn phương Tây và người Á Đông từ lâu đã đưa món dương vật và tinh hoàn các loài gia súc như dê, ngựa, bò... vào thực đơn khoái khẩu của mình với mong ước tăng cường sinh lý vợ chồng. Ở Việt Nam, dương vật bò được sấy khô hoặc chế biến theo vô vàn cách khác nhau để đáp ứng mọi nhu cầu thưởng thức của thực khách, đặc biệt là hầm với thuốc bắc.
Người ta cho biết, trong dương vật bò có rất nhiều nội tiết tố nam giới có tác dụng bồi bổ tinh dịch, tráng dương, bổ thận, chữa được liệt dương, đái buối, đau lưng, mỏi gối. Bất cứ ai ăn vào cũng nhanh chóng nghiện cái cảm giác dai dai, sần sật và hương vị đặc trưng của nó.
Óc khỉ
Thực sự đây là một trong những món ăn vô đạo đức, phi nhân tính nhất mà con người từng biết đến. Thú ăn kinh dị này có nguồn gốc từ thời Từ Hi Thái Hậu, đời nhà Thanh Trung Hoa. Cũng là một bài thuốc truyền miệng nhiều đời để cải thiện khả năng giường chiếu của cánh mày râu và chứng tỏ bản lĩnh chịu chơi của mình.
Tuy nhiên, với cách hành xử dã man với loài động vật linh trưởng có họ hàng quá gần gũi với con người thì không có nhiều người muốn được niếm thử món ăn này. Một mặt bàn được khoét một lỗ vừa vặn để nhét đầu chú khỉ non nặng cỡ 2 kg được buộc chặt vào cột. Dường như linh tính mách bảo điều chẳng lành với mình, con khỉ chắp tay van xin lia lịa, nước mắt chảy ròng rã, kêu réo thảm thiết trước những ánh mắt vô cảm của những thực khách máu lạnh. Chỉ một nhát dao sắc bén, hộp sọ con khỉ tội nghiệp đứt phăng và người ta cứ thế vắt chanh, bỏ hạt tiêu rồi dùng muỗng múc cạn dần bộ óc còn lẫn máu tươi nhâm nhi với rau răm, rau húng... Còn con khỉ thì kêu gào đau đớn, từng bộ phận bị mất cảm giác rồi rơi vào cái chết thương tâm.
Y học đã chứng minh việc ăn sống óc khỉ dễ dẫn đến bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm tương tự như loại virus gây bệnh bò điên và làm não chúng ta sẽ bị nhũn ra, gia tăng thêm nguy cơ ung thư máu, chứng sơ vữa động mạch dẫn tới trụy tim, tai biến mach máu não.
Nhện chiên
Những con nhện lớn được người Campuchia nuôi dưỡng trong những lỗ đất gần nhà, cho ăn và chăm sóc nhữ những đàn gia súc khác, thường là những con Tarantula vô hại có kích thước lớn khoảng 20 cm chiều dài. Từ xưa, người Khơ me đỏ đã bắt đầu khoái khẩu món nhện và côn trùng vì họ rớt trong tình trạng thiếu thốn lương thực trầm trọng.
Nhện được trộn đều trong bột ngọt, đường, muối, tiêu, tỏi rồi chiên trong dầu cho đến khi vàng ngậy hoặc có thể tẩm bột trước khi thả vào dầu ăn. Thịt nhện hoàn toàn không có mùi hôi và ghê gớm như mọi người vẫn tưởng mà có hương vị đặt trưng, khá bùi. giòn tan gần giống thịt cua, rạm.
Huyết và mật rắn
Thực tế, chưa có kết luận nào về công dụng thực của các loại rượu pha máu động vật, cụ thể là huyết rắn và mật rắn cả. Nhưng thú vui được uống rượu huyết rắn tươi, nuốt mật rắn vẫn đang là mốt trong giới đại gia, người có tiền hiện nay.
Chưa thấy các ông, các bà có vui hơn khi uống thần dược này nhưng trước mắt họ đã vô tình tuồn vào cơ thể một lượng vi khuẩn, ký sinh trùng, sán bán trên da rắn và các dụng cụ cắt mổ mất vệ sinh chưa kể những mầm bệnh có sẵn trong mạch máu con vật. Thêm nữa, rắn đã được liệt vào danh sách động vật cấm săn bắt, nuôi giữ và sử dụng nên việc tìm ăn món huyết rắn là tiếp tay cho hành động vi phạm pháp luật.
Thịt chuột
Chuột là thực phẩm phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là ở Bắc Triều Tiên. Đương nhiên phải là loại chuột đồng chuyên ăn hạt ngũ cốc, rau cỏ chứ không phải thứ chuột cống chui rúc trong thành phố mang nhiều nguy cơ bênh tật cho con người. Thịt chuột được mô tả rất dễ ăn vì chúng có màu trắng và mùi vị thơm ngon như thịt gà.
Chuột bắt về được sơ chế bằng cách lột da, cắt bỏ tứ chi, đuôi, hạch cổ bẹn, bỏ ruột phơi cho ráo nước sau đó chế biến thành hàng chục món đặc biệt như chuột xào sả ớt, chuột sốt cà chua, chuột ướp tỏi ớt kẹp lá chanh nướng, tiết canh chuột, chuột băm nhỏ xào lá quýt...
Thịt chuột còn được đưa vào cuốn sách Món lạ miền Nam, và được nói rằng đây không phải là thứ ăn chơi bời mà là một thực phẩm gia dụng, một món ăn được nhiều người ưa chuộng và ca tụng hơn cả thịt gà, thịt vịt, thịt rừng, thịt chó.
Ấu trùng sâu bướm
Sâu bướm Grub witchetty màu trắng, kích thước lớn chuyên ăn gỗ hoặc rễ cây Witchetty (mọc nhiều ở Australia) đã trở thành nguồn thực phẩm ăn vặt ngon, bổ rẻ mà phụ nữ và thổ dân bản địa nước Australia yêu thích. Họ đã dần biến chúng thành một phần trong cuộc sống ẩm thực của mình.
Cách đánh chén những chú sâu béo núc một cách tiện lợi nhất là vùi chúng trong tro nóng hoặc luộc chín, thậm chí có người khoái ăn sống. Do nguồn thức ăn của loài sâu bướm Grub là gỗ cây nên thịt chúng có vị thơm ngon như hạnh nhân. Khi nấu chín thì săn lại như thịt gà màu vàng óng ăn bùi, kích thích vị giác.
Bánh sâu
Đây là món ăn mà giáo sư Arnold van Huis thường xuyên dạy cho các học viên của mình hướng tới để trở thành một đầu bếp giỏi tại trường Rijn Ijssel, Wageningen. Theo ông, côn trùng là nguồn thực phẩm xanh sẽ giải quyết mọi cuộc khủng hoảng trên toàn cầu khi đất đai ngày càng bị thu hẹp, nước ngọt ô nhiễm và cả sự biến đổi khí hậu.
Giòi pho mát Casu Marzu
Casu Marzu là món pho mát sữa cừu được lên men nhờ loại vi khuẩn có tên khoa học là Piophila (thường được hiểu là “ruồi” pho mát). Kết quả mà người ta thu được là sự xuất hiện của những con giòi hình dạng rất rõ ràng, rỉ nước, hơi trong suốt và có mùi thối rữa. Sinh vật đáng ghê này có thể “nhảy” cao 10 cm lên không trung và liên tục “chu du” khắp miếng pho mát. Chính vì vậy mà khi ăn, bạn vẫn còn cảm nhận được sự ngọ nguậy của chúng trong miệng.
Trang Dung (t/h)