Rửa bát thuê: Nỗi cơ cực ám mùi dầu mỡ

Rửa bát thuê: Nỗi cơ cực ám mùi dầu mỡ

Hoàng Thị Bích

Hoàng Thị Bích

Thứ 3, 27/06/2017 17:54

Rửa bát vốn là công việc quen thuộc của chị em phụ nữ, nhưng việc rửa bát thuê, với số lượng bát đĩa lên tới hàng chục mâm quả thật không hề đơn giản.

Còng lưng sau mỗi ca rửa bát

Trò chuyện với PV báo Người Đưa Tin, bà Nguyễn Thị T. (56 tuổi, Nam Định, từng có 5 năm rửa bát thuê) cho hay: “Trước đây tôi làm giúp việc, trông người già, nhưng vì công việc quá vất vả lại gò bó thời gian nên tôi xin rửa bát thuê tại một quán cơm bình dân ở gần chợ Nghĩa Tân. Mới đầu, tôi nghĩ, rửa bát vốn là công việc quen thuộc của phụ nữ nên không mấy ngần ngại, nhưng khi bắt tay vào làm, tôi mới vỡ lẽ, rửa bát thuê không hề đơn giản”.

Bà T. kể: “Chủ quán trả tôi mỗi tháng 3 triệu đồng, bao ăn uống cả ngày, nhưng bữa nào cũng phải rửa hết số bát mà họ dùng trong ngày. Quán cơm tôi làm, bán cả sáng, trưa và tối, nhìn qua tưởng nhàn, nhưng bận bịu cả ngày. Gần như, tôi không được nghỉ tay, khi lúc nào cũng chỉ ngồi còng lưng, lau chùi từng cái bát một”.

Vì công việc suốt ngày phải bưng bê, cúi khom người... nên bà T. bị mắc chứng đau lưng, vẹo cột sống. “Có hôm, tôi đau mỏi tới mức chảy cả nước mắt. Nhưng nghĩ tới hai đứa con, đang học đại học, tôi đành tự nhủ, gắng gượng”, bà T. nói.

Gia đình - Rửa bát thuê: Nỗi cơ cực ám mùi dầu mỡ

 Công việc rửa bát thuê tưởng chừng đơn giản nhưng lại lắm nỗi vất vả.

“Thời gian đầu, tôi chưa quen, nên gần như kiệt sức. Có hôm, lả đi vì mệt, nhưng vì đã nhận làm, mình không thể nghỉ giữa chừng được. Khi nhìn chồng bát hàng trăm cái, cùng mâm, đĩa, thìa... vứt liểng xiểng, tôi nản lắm, đứng một lúc lấy lại được tinh thần thì lại làm việc hăng say. Làm xong, ăn cơm cũng thấy ngon miệng. Giờ quen việc rồi, tôi còn nhận chạy bàn, ship cơm đi cho người ta... Nói chung, nếu năng động cũng kiếm đủ tiền trang trải học phí, nhà trọ, thậm chí còn có chút tiền tiết kiệm”, Kh. kể lại.

Dù thế, Kh. vẫn giấu kín việc cô đi làm rửa bát thuê, vì theo quan niệm của bạn bè, những người xung quanh cô, công việc chân tay này có phần “xấu hổ”, nói ra sợ bị bạn bè dị nghị, chê cười. Nhưng rồi, trong một lần đang rửa bát tại quán, tình cờ bạn trai của cô, cùng một số người bạn vào quán ăn cơm, khi quay ra, thấy cô đang rửa bát ở đó. Sau khi gọi Kh. ra ngoài nói chuyện, cả hai có lời qua, tiếng lại. Sau hôm đó, người yêu Kh. mất hút, anh không còn liên lạc với cô nữa. Kh. tự hiểu, lý do mình bị “đá” nên cũng không chủ động liên lạc nữa.

Nói về thu nhập, bà T. và chị H. vốn đã quen với việc rửa bát, họ lại làm cả ngày nên ngoài tiền ăn uống, mỗi tháng vẫn dành được hơn 3 triệu đồng gửi về quê. Còn Kh., vốn là cô sinh viên, cô chỉ xem đây là công việc thời vụ để có thêm thu nhập. Dù thế, vì mưu sinh, họ vẫn chấp nhận vượt qua mọi khó khăn, bám trụ để giữ được công việc của mình. 

Xem thêm:

Hành trình tìm lại chính mình của người chồng vướng vòng lao lý

Thanh Lam - Thanh Bình                                     

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.