Những cánh rừng “kêu cứu”
Việc “xẻ thịt” rừng xanh để khai thác gỗ rừng trái phép đã diễn ra trong một khoảng thời gian rất dài trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
Những khu vực đã bị lâm tặc tàn phá... nhiều cây gỗ bị hạ đổ nhưng bị bỏ lại để cho mục rũa, nhiều cây bị xẻ thịt và vận chuyển gần hết chỉ còn những khúc "đầu thừa, đuôi thẹo" không có giá trị.
Cây nghiến ngàn năm tuổi may mắn còn sót lại.
Rừng xanh là lá phổi của nhân loại, chúng có nhiều tác dụng không chỉ cung cấp oxi mà còn là tấm lá chăn thép giúp ngăn chặn lũ quét. Vậy nhưng, màu xanh trên những cánh rừng đại ngàn đang dần bị bàn tay con người tàn phá không thương tiếc. Vì lợi ích cá nhân, và lợi ích nhóm mà những tên lâm tặc sẵn sàng đón hạ những cây gỗ trong rừng một cách phi pháp.
Trong khi đó, Nhà nước không ngừng tuyên truyền về việc phải bảo vệ rừng, bảo vệ lá phổi xanh của sự sống thì tại địa phương này công tác quản lý và bảo vệ rừng lại được thực hiện một cách rất lỏng lẻo.
Những khúc gỗ được vận chuyển ra bìa rừng.
Bằng chứng cho sự lỏng lẻo này là việc lâm tặc ngang nhiên khai thác gỗ rừng trái phép và qua mặt các cơ quan chức năng nhưng đội ngũ cán bộ bảo vệ rừng lại không hề hay biết.
Người dân tại địa phương chia sẻ, lâm tặc vào rừng như chỗ không người và vận chuyển gỗ ra bên ngoài rất nhiều nhưng vì một lý do nào đó mà việc vận chuyển vẫn trót lọt. Hiếm lắm mới thấy cán bộ quản lý đi tuần rừng hoặc có đi nhưng không đi vào sâu bên trong nên có khi lâm tặc khai thác bên trong, cán bộ cũng không biết.
Lỏng lẻo trong việc quản lý
Việc lâm tặc ngang nhiên đốn hạ và tàn phá rừng một cách