Đoạn clip ghi lại cảnh tượng rùng rợn về cuộc chiến không cân sức giữa rắn chúa khổng lồ và rắn hổ vằn đỏ.
Rắn chúa "lầm lì" trườn sát tới hổ mang đang tắm nắng. Nhanh như cắt, không kịp phản ứng, rắn chúa nhanh chóng cuộn tròn con mồi vào phía trong cơ thể to gấp 2 lần đối thủ.
Trúng chỗ hiểm, hổ ta chỉ biết oằn mình đầy yếu ớt.
Đứng top trong giới tự nhiên, rắn vua (King Snake) mặc dù là rắn nhà lành không có độc nhưng lại là nỗi khiếp sợ của các loài rắn khác nhờ cơ chế răng hàm, siết chết con mồi đến ngạt thở giống đặc tính của loài trăn.
Còn rắn hổ? Không cần bàn cãi nhiều khi hổ mang nhà ta luôn nằm trong top 10 các loài rắn có nọc độc chết người "vô phương cứu chữa".
Tại sao hổ mang lại không sử dụng tuyệt chiêu phun độc? Bởi vì rắn vua trong trận chiến này quá mạnh mẽ và hung hãn. Không đợi kẻ thù phun nọc, rắn vua lao vào siết chặt từng bó cơ của hổ mang khiến nó bất lực hoàn toàn.
Cú chốt đầy kinh hãi khi rắn vua nuốt chửng con mồi vào bụng không hề thương tiếc.
Với chiếc bụng no nê, có lẽ phải 2, 3 ngày sau rắn chúa mới có thể thân chinh tìm kiếm những món ăn mới cho mình.
Rắn hổ Tiger Keelback là một loài rắn nhỏ, có màu cam, ôliu và đen, sinh sống ở vùng Đông Á như Nhật Bản, và một số nước ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Loài rắn này ở Việt Nam, còn có tên gọi dân gian là rắn hổ lửa hay rắn hoa cỏ.
Để bảo vệ mình rắn hổ Keelback có hai tuyến chứa độc bufadienolides ở cổ. Những chất độc này khi phóng ra sẽ gây hại cho tim của đối phương.
Các loài rắn hổ sống trên cạn được tìm thấy trên toàn thế giới ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, chủ yếu ở Nam bán cầu. Hầu hết ưa thích các môi trường nhiệt đới ẩm, và như thế không được tìm thấy ở Sahara hoặc Trung Đông, mặc dù một số có thể được tìm thấy ở các sa mạc Mexico và Úc.
Xem thêm:
Thiên nhiên kì bí: Hé lộ vùng đất của rắn hổ mang chúa khổng lồ như phim kinh dị
Hãi hùng cảnh rắn hổ mang chúa vàng 40kg giết chết trăn gấm đại nhân trên đường phố New York
Minh Anh