Nhóm khoa học gia từ cơ quan Khoa học và Công nghệ Nhật Bản đã khai thác được lớp trầm tích quý giá, có niên đại từ 4,3 triệu đến 101,5 triệu năm ở khu vực đồng bằng vực thẳm South Pacific Gyre - một phần của hệ thống dòng chảy xoay quanh Trái Đất, bao quanh bởi xích đạo ở phía Bắc, Úc ở phía Tây, dòng chảy Vòng tròn Nam Cực ở phía Nam và Nam Mỹ ở phía Đông.
Nhiều đoạn trầm tích có từ Kỷ Phấn Trắng – thời hoàng kim của loài khủng long.
Địa điểm khai thác là trầm tích gồm "tuyết biển", tức các mảnh vụn hữu cơ có nguồn gốc từ mặt biển, bụi và các hạt được dòng gió và dòng đại dương lắng đọng mà thành.
Các sinh vật nhỏ bé này đã sống sót ở tầng đáy biển đến tầng hầm đá sâu thuộc đồng bằng vực thẳm Nam Thái Bình Dương, trong trầm tích nghèo chất dinh dưỡng nhưng vẫn có đủ oxy để có thể sống.
Dù vi khuẩn là một trong những sinh vật đơn bào, siêu nhỏ, nhưng vẫn phát triển mạnh trong những môi trường khắc nghiệt, nơi mà các sinh vật to lớn hơn không thể tồn tại.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét những vi khuẩn bé nhỏ với hy vọng hồi sinh chúng.
Kết quả thật đáng ngờ!
Các nhà khoa học đã triệu hồi thành công 99,1% vi khuẩn sau 101,5 triệu năm, hơn nữa chúng còn khỏe mạnh đến mức đòi ăn!
Yuki Morono - người đứng đầu nhóm nghiên cứu – nói: "Khi lần đầu tìm thấy chúng, tôi đã hoài nghi liệu những phát hiện này có phải là do sai lầm nào đó hoặc là một thất bại trong phòng thí nghiệm hay không. Bây giờ, chúng tôi biết rằng không có giới hạn tuổi tác đối với sinh vật trong sinh quyển dưới đáy biển".
Cách sinh vật này thuộc về rất nhiều nhóm vi khuẩn: Actinobacteria, Bacteroidetes, Firmicutes, Alphaproteobacteria, Betaproteobacteria, Gammaproteobacteria, Deltaproteobacteria, Chloroflexi, Archaea…
Ngoài ra, sự tích tụ chậm của trầm tích (không quá 1-2m mỗi triệu năm) giúp oxy xâm nhập sâu vào lớp vật chất này, duy trì nguồn sống cho vi khuẩn.
Ông Morono đến từ đại học Rhode Island cho biết, nghiên cứu mới đã chứng minh sức sống đáng chú ý của một số sinh vật đơn giản nhất trái đất và "thực sự không có khái niệm về tuổi thọ".
Nguyên Anh (Nguồn Nature Communications)