Rước nhầm 'sư rởm', chùa 400 năm tuổi bị phá tanh bành

Rước nhầm 'sư rởm', chùa 400 năm tuổi bị phá tanh bành

Thứ 6, 05/04/2013 17:30

Khi chùa có sư trụ trì thì cũng là lúc khu di tích lịch sử cấp thành phố bị xâm phạm nghiêm trọng, gây mất ANTT tại địa phương.

Tan hoang di tích lịch sử 400 năm tuổi

Theo phản ánh của người dân thôn Cổ Liễn, xã Cổ Đông (thị xã Sơn Tây - Hà Nội), chúng tôi đến ngôi chùa cổ Khánh Sơn Tự để tìm hiểu câu chuyện về vị sư trụ trì ngang nhiên phá tan khu di tích lịch sử, biển thủ công quỹ và gây mất ANTT tại địa phương. 

Khi biết chúng tôi là PV, các cụ cao niên và cán bộ trong thôn Cổ Liễn vẫn không khỏi bất bình trước hành động sai trái của một vị sư trụ trì nơi đây.

Xã hội - Rước nhầm 'sư rởm', chùa 400 năm tuổi bị phá tanh bành

Từ khi sư thầy Thích Đàm Thục về, ngôi chùa này có sự thay đổi, biến dạng nghiêm trọng. Như dưới mái nhà này là một cây lim hàng trăm năm tuổi bị đốn hạ.

Với giọng bất bình pha chút tiếc nuối, ông Nguyễn Văn Nghê (SN 1946), Chi hội trưởng Hội người cao tuổi, kiêm ủy viên Ban bảo tồn di tích thôn Cổ Liễn cho biết: “Nghe theo người đàn ông ở làng bên, cũng như nghĩ chùa thì phải có sư nên ngày 6/4/2008, các cụ và cán bộ trong thôn chúng tôi đã mời sư thầy Thích Đàm Thục (tên thật là Chu Thị Sen, SN 1973) về làm trụ trì. 

Thế nhưng, ngay khi vừa về, sư thầy Thích Đàm Thục đã gây ra nhiều điều bất bình trong nhân dân. Đó là việc tự ý chặt 2 cây lim ngót trăm tuổi trong khu di tích, quản lý quỹ công đức một cách mập mờ, nghi vấn có trục lợi và đánh đập sư bác gây mất ANTT tại địa phương…”.

“Trước đây, khi chưa có sư trụ trì thì tôi làm chủ nhang. Gần 40 năm gắn bó với ngôi chùa, nên tôi rất đau lòng khi thấy chùa bị xâm phạm, tàn phá một cách không thương tiếc.

Đó là việc hai cây lim trăm tuổi bị đốn hạ mà không cần báo cáo bất cứ cơ quan nào, là việc tự ý thay một loạt tất cả những bát hương cổ trong chùa bằng loại bát hương mới, xây dựng những công trình mới tinh khiến ngôi chùa chẳng khác gì bức tranh nham nhở, phản cảm hết mức…”, bà Nguyễn Thị Vinh đau xót chia sẻ.

Xã hội - Rước nhầm 'sư rởm', chùa 400 năm tuổi bị phá tanh bành (Hình 2).

Đến thời điểm này, người dân thôn Cổ Liễn vẫn chưa hết ngỡ ngàng trước câu chuyện ngôi chùa bị biến dạng kiến trúc.

Sự việc tiếp tục diễn biến phức tạp khi vào ngày 3/6/2010, sư thầy Thích Đàm Thục cũng phải đến Công an xã Cổ Đông nhận lỗi về việc gây mất ANTT tại địa phương khi đóng cổng chùa không cho người dân vào can thiệp việc tắt điện, đánh đập đệ tử của mình.

Không những vậy, theo một người việc quản lý tiền công đức của vị sư trụ trì này cũng rất mập mờ. Suốt 28 tháng về làm trụ trì, sư thầy không hề báo cáo cụ thể việc chi tiêu số tiền công đức vào chùa. Thập chí ngay cả việc thu 200 nghìn đồng của 400 người dân để làm lễ dâng sao giải hạn cũng không biết đi đâu?

Cũng theo ông Nghê, sau khi đã kêu gọi người dân trong làng đóng góp, sư thầy Thích Đàm Thục đã đặt cọc số tiền 50 triệu đồng để mua mảnh đất gần chùa. Tuy nhiên, không biết vì lý do gì, nhà chùa lại không mua được mảnh đất ấy, trong khi đó số tiền vẫn mất mà không được sư thầy giải thích một cách thỏa đáng.

Xã hội - Rước nhầm 'sư rởm', chùa 400 năm tuổi bị phá tanh bành (Hình 3).

Ông Khuất Văn Trường - Chủ tịch UBND xã Cổ Đông - thị xã Sơn Tây - Hà Nội.

Về một tay nải, đi… xe tải chở đồ

Thấy những việc làm của sư thầy Thích Đàm Thục không đúng với tư cách của một người đi tu. Những cao niên trong làng vì không muốn mang tiếng là đuổi sư nên đã tạo điều kiện để sư thầy viết đơn xin giao lại chùa.

Ông Bến, người dân sống cạnh chùa bức xúc: “Khi sư Thục đến chùa chỉ đem theo một tay nải quần áo. Thế nhưng, khi đi khỏi, bà ấy thuê hẳn 1 chuyến ô tô tải 1,25 tấn đến chở đồ. Rất phản cảm khi tôi chứng kiến những phong oản, bánh kẹo, hoa quả mà người dân đem đến lễ lại bị rơi vương vãi khắp đường như một thứ rác rưởi…”.

 

Cũng theo ông Bến, chính vì là người sinh sống gần chùa nên hễ có việc gì là ông đều biết. Nhờ có vợ chồng ông phát hiện, đứng ra ngăn cản nên chỉ có hai cây lim bị chặt, nếu không thì số lượng sẽ không dừng lại ở đó. Và cũng chính vợ chồng ông khi nghe thấy tiếng kêu cứu của sư bác đã trèo tường vào ngăn cản, đồng thời báo chính quyền can thiệp.

“Là một nhà sư, đáng ra bà ấy phải sửa đổi những lỗi lầm của mình. Đằng này lại quay ra đe dọa sẽ cúng cho cả gia đình tôi phải chết. Hỏi rằng, như thế có đáng là một người xuất gia, tu hành hay không?”, ông Bến phẫn nộ chia sẻ

"Tự ý sửa sang, chặt phá cây cổ thụ là sai"

Đem vấn đề bức xúc của người dân đến gặp ông Khuất Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Cổ Đông chúng tôi được biết: Khánh Sơn Tự là một ngôi chùa cổ có tuổi đời gần 400 năm và đã được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh từ năm 2001.

Năm 2008, chính quyền xã được biết có sư thầy Thích Đàm Thục về làm trụ trì. Trong quá trình sư thầy về chùa trông nom, hương khói có nảy sinh những mâu thuẫn với một đệ tử và tiền nong với nhân dân.

Xã hội - Rước nhầm 'sư rởm', chùa 400 năm tuổi bị phá tanh bành (Hình 4).

Cũng theo ông Trường thì có nghe nói việc sư trụ trì Thích Đàm Thục thuê người về tỉa cành lim. Còn chuyện đốn hạ cả cây thì xã không thấy báo cáo. Đây là di tích lịch sử cấp tỉnh, do đó việc sư thầy tự ý sửa sang, chặt phá cây cổ thụ là sai.

Thiết nghĩ, với hành vi tự ý xâm phạm khu di tích lịch sử cấp tỉnh (thành phố), cũng như nghi vấn về việc biển thủ tiền công quỹ của sư thầy Thích Đàm Thục rất cần các cơ quan chức năng sớm vào cuộc làm rõ để đảm bảo ANTT trong nhân dân, tránh những chuyện đáng tiếc có thể xảy ra…

Còn nữa…

Theo Tri thức trẻ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.