Rupert Murdoch, tan giấc mộng bá chủ truyền thông

Rupert Murdoch, tan giấc mộng bá chủ truyền thông

Thứ 5, 27/12/2012 23:47

Murdoch là nhân vật được xem là thành công nhất trong lịch sử ngành truyền thông. Tập đoàn News Corporation của Murdoch đã sở hữu hơn 800 công ty con ở trên 50 quốc gia với tổng giá trị trên 5 tỉ USD.

Tháng 7/2011, Murdoch phải đối mặt với pháp luật khi một số tờ báo của ông, trong đó có tờ News of the World bị cáo buộc thường xuyên thâm nhập vào đường điện thoại cá nhân của những nhân vật nổi tiếng, thành viên hoàng gia và nhiều chính trị gia. Sau 1 năm cố giữ ghế, ngày 21/7/2012 vừa qua, Murdoch đã phải từ chức tổng giám đốc tại công ty truyền thông News International.

Thâu tóm truyền thông từ Úc qua Mỹ

Sinh ngày 11/3/1931 tại Melbourne, Úc, Keith Rupert Murdoch là con thứ hai của một nhà sản xuất kiêm nhà báo nổi tiếng. Có một tuổi thơ lý tưởng với văn học, âm nhạc và cưỡi ngựa, Murdoch được nuôi dậy trong một môi trường hoàn hảo. Bố của ông, Keith Murdoch là tổng biên tập của tờ báo hàng đầu Melbourne: Thời báo Herald. Học tại đại học Oxford danh tiếng, Murdoch tham gia vào báo giới với tư cách là phóng viên của tạp chí Gazette và Daily Express của Anh.

Thế giới - Rupert Murdoch, tan giấc mộng bá chủ truyền thông

“Ông hoàng truyền thông một thời bên đứa con cưng The Sun (nhật báo lá cải hàng đầu của Anh).

Năm 1952, sau cái chết của bố, Murdoch quay trở về Úc và thừa hưởng từ ông cơ nghiệp báo chí. Không ai có thể tin rằng Murdoch sau này biến nó trở thành một đế chế truyền thông đa phương tiện hùng mạnh nhất thế giới. Ông rất nhạy bén và nhanh chóng áp dụng xu hướng sáp nhập và mở rộng, một xu thế kinh doanh mới thời đó. Ông ngay lập tức mua lại tờ Sunday Times, Western Australia, Tin chiều Sydney, và The Daily Mirror.

Theo tạp chí Economist, Murdoch là cha đẻ của những tờ tạp chí. Mặc cho những người thù ghét phê phán cách làm báo của ông, sự thực là Murdoch đã thay đổi vận mệnh mọi tờ báo ông mua lại. Thầy phù thủy biến những tờ báo chính thống khổ rộng đang nợ nần chồng chất thành những tờ tạp chí khổ nhỏ ăn khách với những nội dung thu hút độc giả mà ngày nay chúng tay vẫn hay gọi là báo lá cải với nhiều thông tin thể thao, giải trí và những scandal của người nổi tiếng.

Tiếp tục mở rộng địa bàn hoạt động, Murdoch đặt chân lên nước Anh từ những năm 1960, ông đã tạo ra những tờ báo lá cải ăn khách nhất nước Anh một nồi lẩu của những câu chuyện tình dục, đạo đức suy đồi, công kích giới chính trị... Nhanh chóng nhìn ra cơ hội, thế nên, trong tất cả các phi vụ đầu tư, mối quan tâm Murdoch đặt lên hàng đầu không phải là những con số kinh doanh mà là khả năng phát triển.

Cuộc tấn công vào nước Mỹ bắt đầu bằng việc Murdoch mua lại tờ Antonio Express-News năm 1973. Sau đó ông sáng lập nên Star, tờ tạp chí bán cực chạy trên thị trường Mỹ. Năm 1985, Murdoch chính thức trở thành công dân Mỹ và được pháp luật cho phép có quyền sở hữu đài truyền hình tại đất nước này. Để đạt được thành công như vậy, Murdoch đã phải từ bỏ quốc tịch Úc.

Tại Mỹ, với sự thành lập Fox News Channel vào năm 1986, Rupert đã phá vỡ gọng kiềng của 3 hãng truyền hình lớn nhất là ABC, CBS, và NBC. Mặc dù xét toàn diện, Fox không được coi là một trong ba ông lớn nhưng ở các khoảng thời gian vàng trong ngày thì nó đã vượt qua ABC, NBC về lượng khán giả và chỉ tranh giành vị trí nhất nhì với CBS, đem lại lợi nhuận ngày càng tăng cho trùm Murdoch.

Sự mở rộng nhanh chóng của đế chế truyền thông của Murdoch khiến người ta đã phải thốt lên rằng: Trên đế chế của Rupert Murdoch, mặt trời không bao giờ lặn. Một trong những câu nói nổi tiếng của Murdoch là: “Thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng. Sẽ không còn lớn thắng nhỏ, chỉ còn nhanh thắng chậm”. Đó cũng là bí quyết để thắng trong các thương vụ làm ăn của ông.

Trong khi nhiều tờ báo còn rón rén trong việc mở rộng địa hạt hoạt động của mình, thì từ một tờ báo tỉnh lẻ, Rupert Murdoch đã nhanh chân xâm nhập sang lĩnh vực truyền hình, truyền thông số và Internet, với các vụ mua bán, sáp nhập nổi tiếng như mua kênh 9 của đài truyền hình Sydney, xây dựng The Star Television; sáng lập kênh truyền hình Fox Television Network; sáp nhập kênh truyền hình vệ tinh Sky với BSB thành hãng BSkyB... Sau đó, Rupert Murdoch liên tục gia tăng các cuộc thôn tính nhằm khẳng đinh ngôi vị bá chủ ngành truyền thông thế giới của mình. Vào năm 2007, với sự tinh khôn hơn người, Rupert tranh thủ nắm gọn Dow Jones và Wall Street Journal.

Thế giới - Rupert Murdoch, tan giấc mộng bá chủ truyền thông (Hình 2).

Rupert Murdoch

“Sinh nghề tử nghiệp”

Có một điều không thể chối bỏ, nhờ sự hậu thuẫn của phù thủy Murdoch mà nhiều chính trị gia đã chiếm được thiện cảm của công chúng và dễ dàng giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử. Đó là một con người tham vọng và luôn có mục đích rõ ràng.

Trong thập niên 80 và 90, người ta nhận thấy các tờ báo của Murdoch hết lời ca ngợi thủ tướng Anh Margaret Thatcher. Nhưng đến khi bà này hết nhiệm kỳ và Tony Blair lên, ông lại chuyển sang ủng hộ Tony Blair. Mức độ thân mật của hai người đã từng là vấn đề chính trị ở Anh. Khi Tony Blair rời khỏi chính trường và David Cameron nổi lên như một ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị thủ tướng, Murdoch đã nhanh chóng gây được mối quan hệ thân thiết với David bằng cách mời ông này tham dự một bữa tiệc trên phi cơ riêng của mình cùng những lãnh đạo hàng đầu châu Âu khác. Và đương nhiên sau đó, người ta thấy tờ The Sun dùng những lời lẽ tốt đẹp nhất cho cho ứng cử của Đảng bảo thủ này.

Murdoch là doanh nhân khôn ngoan khi ông không bao giờ để tất cả trứng vào cùng một giỏ. Tại Anh, ông đã bỏ vốn đầu tư vào công ty Genie Oil and Gas để khai thác dầu mỏ, khí gas tại Israel. Năm 1998 ông đã đưa ra đề nghị mua lại đội bóng M.U với giá 625 triệu USD nhưng thất bại. Đó là số tiền kỷ lục được đưa ra với một đội bóng nhưng chính phủ Anh đã tuyên bố vụ mua bán này sẽ làm ảnh hưởng tới tính cạnh tranh trong giới truyền thông và chất lượng nền bóng đá Anh nên vụ việc bị gác lại.

Tuy nhiên, Murdoch không thể một tay che cả bầu trởi khi vụ scandal nghe lén thông tin của người nổi tiếng, các chính trị gia và hoàng gia bị phanh phui. Với mục đích là có được những tin giật gân, độc nhất vô nhị, cho công chúng nổi giận mà nó còn đặt dấu chấm hết cho tờ báo lá cải News of the World ăn khách số một tại Anh của Murdoch bắt đầu từ ngày 10/7/2011.

Rupert Murdoch nói rằng có 53.000 nhân viên đang làm việc dưới quyền ông và tờ báo này chỉ chiếm 1% trong số đó vì thế không nên đổ mọi trách nhiệm lên ông chỉ vì 1% nhân lực đó làm không đúng. Ông và những lãnh đạo cấp cao khác hoàn toàn không biết về việc này. Tất nhiên, ông sẽ không từ chức nhưng nó cho thấy sự yếu kém về mặt quản lý khi một người kiêm nhiệm nhiều chức vụ, luôn cố gắng thâu tóm mọi quyền lực với một tập đoàn có quy mô vĩ đại như News Corp. Nhưng một năm sau, ông buộc phải thoái vị. Động thái này của Murdoch được ví như một sự suy tàn của một "triều đại" truyền thông.

Sự tỉnh táo nhưng lạnh lùng của lý trí

Ông trùm truyền thông nổi tiếng với khả năng sử dụng báo chí để làm chính trị. Chính vì thế mà ông đã tạo nên một đế chế truyền thông có sức ảnh hưởng trên toàn cầu. Nói về ông, người ta vừa phục vừa sợ vì ông có thể tạo nên cũng như làm sụp đổ sự nghiệp của một chính trị gia.Với Murdoch, khi ông nhận ra chính trị gia mình ủng hộ có biểu hiện quay lưng lại với mình hoặc không còn được công chúng ủng hộ như trước, ngay lập tức, ông sẽ tìm tới những ứng cử viên sáng giá khác.

Thanh Xuân


Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.