Rút khỏi hiệp định khí hậu, TT Trump sẽ trả giá đắt với Triều Tiên?

Rút khỏi hiệp định khí hậu, TT Trump sẽ trả giá đắt với Triều Tiên?

Trương Mạnh Kiên

Trương Mạnh Kiên

Thứ 6, 02/06/2017 13:05

Rút khỏi hiệp định biến đổi khí hậu, Tổng thống Trump không ngờ rằng ông đang làm suy yếu năng lực tên lửa của Mỹ trong bối cảnh căng thẳng với Triều Tiên.

Nước biển dâng tổn hại  thiết bị quân sự ven biển

Tổng thống Donald Trump đã gọi biến đổi khí hậu là một trò lừa bịp, nhưng các chuyên gia quân sự sẽ bày tỏ sự không hài lòng về điều này. Nhà lãnh đạo Mỹ có thể phải suy nghĩ lại nếu không muốn an ninh của Mỹ bị ảnh hưởng, cây bút Steve Mollman của tờ Quartz nêu quan điểm.

Vào tháng 9/ 2016, một nhóm các tướng lĩnh của Mỹ đã đưa ra một báo cáo kết luận rằng "mực nước biển dâng đang làm tổn hại đến các thiết bị quân sự ven biển sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chiến dịch và chiến lược quân sự của Mỹ".

Tiêu điểm - Rút khỏi hiệp định khí hậu, TT Trump sẽ trả giá đắt với Triều Tiên?

Khu thử nghiệm tên lửa của Mỹ ở Quần đảo Marshall có thể sẽ sớm phải rời đi.

Ngay cả với cuộc thử nghiệm thành công trong tuần này, nhiều người vẫn tỏ ra hoài nghi về khả năng hoạt động thực tế của nó.

Tuy nhiên, sẽ có rất ít người nghi ngờ tầm quan trọng chiến lược của đảo Kwajalein trong việc thử nghiệm và cải tiến các hệ thống tương tự của quân đội Mỹ trong tương lai.

Những khu thử nghiệm sẽ thành dĩ vãng?

Khu thử nghiệm tên lửa Reagan được biết đến là cơ sở trị giá hàng tỷ đô la với các trang thiết bị hiện đại chưa từng có ở bất kỳ đâu trên thế giới. Nó cung cấp khả năng theo dõi không gian và kiểm tra các loại tên lửa mang tính toàn diện với hệ thống radar, quang học, đo lường từ xa và các cảm biến tinh vi nhất thế giới.

Những cảm biến này sẽ không thể hoạt động tốt nếu mặt đất ở khu vực thử nghiệm bị nước biển nuốt trọn. Đó là điều mà nhiều nhà khoa học nghĩ sẽ xảy ra với quần đảo Marshall.

Những đợt sóng lớn đang đánh vào khu vực này với tần suất ngày càng nhiều trong vài năm trở lại đây. Năm 2008, Kwajalein đã bị các cơn sóng tràn vào phá hủy nguồn nước ngọt trên đảo. Quân đội Mỹ đã phải xây các tường chắn sóng và trang bị các máy lọc nước đắt tiền để giải quyết tình hình.

Mark Stege, giám đốc điều hành Hiệp hội Bảo tồn Quần đảo Marshall cho biết, ông cảm thấy chỉ một thời gian nữa Quần đảo Marshall sẽ không thể tồn tại. “Sẽ không có một cuộc di dân bất ngờ nào, nhưng trong nhiều năm tới khi mọi thứ đã vượt giới hạn, dân chúng ở nơi đây sẽ rời đi".

Quân đội Mỹ đang có 11 hòn đảo nhỏ ở Kwajalein đang có hợp đồng thuê kéo dài đến năm 2066. Nước này có thể sẽ phải rời đi sớm hơn và loay hoay với câu hỏi đi đâu để thử tên lửa trước mối đe dọa lớn như Triều Tiên?

Đọc thêm>>> Bà Clinton lại ra mặt 'chế giễu' TT Trump, đổ lỗi cho ông Putin

Quốc Vinh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.