Sắc lệnh di trú của TT Trump có hiệu lực: Sẽ có cuộc chiến pháp lý?

Sắc lệnh di trú của TT Trump có hiệu lực: Sẽ có cuộc chiến pháp lý?

Vũ Thu Hương

Vũ Thu Hương

Thứ 6, 30/06/2017 08:15

Theo chuyên gia, việc Tòa án Tối cao Mỹ cho phép 1 phần của sắc lệnh di trú được đưa vào thực hiện có thể dẫn đến tình trạng rắc rối pháp lý nghiêm trọng hơn cả lúc nó mới được công bố…

Một thắng lợi của ông Donald Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đạt được thành công bước đầu trong cuộc chiến pháp lý nhằm khôi phục sắc lệnh nhập cư, khi Tòa án Tối cao Mỹ thu hẹp phán quyết của các tòa án cấp dưới và cho phép một phần của sắc lệnh di trú được đưa vào thực hiện.

Sau nhiều tháng tranh cãi, tòa án Tối cao Mỹ quyết định chấp thuận nghe giải trình kháng cáo của chính quyền Tổng thống Trump, đồng thời thu hẹp phán quyết của các tòa án cấp dưới, cho phép một phần của sắc lệnh di trú được đưa vào thực hiện.

Theo phán quyết mới nhất của Tòa án Tối cao, 2 điều khoản quan trọng nhất của sắc lệnh di trú sẽ được khôi phục. Điều này đồng nghĩa với việc công dân đến từ 6 nước Hồi giáo chiếm đa số gồm Syria, Iran, Libya, Somalia, Yemen, Sudan sẽ bị cấm nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày và tất cả những người tị nạn sẽ bị cấm nhập cảnh vào Mỹ trong 120 ngày, kể từ ngày 29/6 (giờ địa phương). 

Hồ sơ - Sắc lệnh di trú của TT Trump có hiệu lực: Sẽ có cuộc chiến pháp lý?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đạt được thành công bước đầu trong cuộc chiến pháp lý nhằm khôi phục sắc lệnh nhập cư. 

Cụ thể, Tòa án Tối cao cho phép chính quyền cấm nhập cảnh trong vòng 90 ngày đối với những người từ Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen không thể chứng minh được có “quan hệ thân thiết” với công dân hoặc tổ chức của Mỹ.

Tuy nhiên, thực tế, hầu hết người muốn đến Mỹ từ 6 quốc gia bị nêu tên đều có thân nhân là công dân nước này hoặc nhập cảnh để du học, đi làm. Theo ông Jamal Abdi, Giám đốc chính sách của Hội đồng người Mỹ gốc Iran, hầu hết công dân Iran đến Mỹ đều có người thân đã nhập quốc tịch.

Ngoài ra, Tòa án Tối cao không giải thích cụ thể, chi tiết về tiêu chí “quan hệ thân thiết”.

Điều này có thể dẫn đến những cách hiểu khác nhau giữa chính quyền và người muốn nhập cảnh. Hậu quả là sẽ dẫn đến tình trạng hỗn loạn tái diễn tại các chốt hải quan.

Giáo sư về luật Di trú Stephen Yale-Loehr của đại học Cornell  dự đoán, nhiều người dân nghĩ rằng họ đã đáp ứng đầy đủ điều kiện để được nhập cảnh nhưng khi đến các chốt hải quan lại bị giới chức trách chặn lại vì những khác biệt trong cách diễn giải về “quan hệ thân thiết”.

Tình trạng kiện tụng, tranh cãi về pháp lý chắc chắn sẽ diễn ra. Và nguy cơ hỗn loạn tại các sân bay cũng có thể bắt đầu từ thời điểm sắc lệnh có hiệu lực.

Quyết định của Tòa án Tối cao Mỹ khiến Yemen rất thất vọng. Giới chức nước này cho rằng, điều này “không giúp ích trong cuộc chiến chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan mà càng khiến người Hồi giáo cảm thấy trở thành mục tiêu”.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Iran Bahram Qassemi cũng chỉ trích “thái độ phân biệt đối xử với người Hồi giáo” và tuyên bố nước này sẽ có biện pháp đáp trả.

Tính mập mờ của cái gọi là "quan hệ thân thiết” có thể sẽ gây nên nhiều rắc rối dù cho bộ Ngoại giao Mỹ thông báo sẽ thi hành lệnh cấm của Tổng thống Trump theo một cách trật tự, phù hợp với yêu cầu của Tòa án Tối cao và sẽ thông báo với các bên có liên quan những thay đổi về việc nhập cảnh Mỹ.      

Xem thêm >> Mỹ lo ngại Nga trợ giúp Triều Tiên lấp ‘lỗ hổng’ Trung Quốc để lại                       

Đào Vũ

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.