"Sắc xanh" của sàn giao dịch việc làm Hà Nội

"Sắc xanh" của sàn giao dịch việc làm Hà Nội

Nguyễn Hoa Trà

Nguyễn Hoa Trà

Thứ 6, 01/10/2021 06:49

Những tín hiệu khả quan của thị trường lao động sau đợt giãn cách thứ tư.

Theo số liệu của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội từ 24/7 tới 30/9 ghi nhận 1.135 lượt đơn vị doanh nghiệp đăng ký tham gia tuyển dụng; Có 5.333 lao động được phỏng vấn kết nối việc làm qua các hình thức gián tiếp (điện thoại, email) và phỏng vấn trực tuyến; Kết quả đã có 1.866 lao động được nhận hồ sơ, tuyển dụng. Chỉ tiêu tuyển dụng: 9.428 chỉ tiêu giảm 53%.; Số lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm: 5.858 lượt người, giảm 33% so với thời điểm trước dịch. Nhu cầu tuyển dụng hiện tại tập trung các một số ngành, nghề: điện tử, may mặc, cơ khí, giao nhận, vận tải hàng hóa, sản xuất bánh kẹo…

Bên cạnh đó, nhu cầu giải quyết bảo hiểm thất nghiệp so với năm ngoái có xu hướng giảm, 9 tháng đầu năm trung tâm đã giải quyết 49 nghìn hồ sơ con số này giảm gần 30% so với cũng thời điểm năm 2020.

Sau khi Hà Nội được nới lỏng giãn cách, các phiên giao dịch việc làm trực tiếp được nhanh chóng mở lại, trung bình mỗi ngày sẽ có 2 doanh nghiệp đăng ký tham gia tuyển dụng tại Trung tâm, ứng viên sẽ vừa phỏng vấn trực tiếp và online để đảm bảo phòng chống dịch.

Kinh tế - 'Sắc xanh' của sàn giao dịch việc làm Hà Nội

Doanh nghiệp và người lao động có thể kết nối trực tuyến 

Ghi nhận thực tế tại sàn giao dịch việc làm 215 Trung Kính, anh Nguyễn Minh Thành, Kim Liên, Hà Nội - Giám đốc công ty mới khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết bị đầu cuối, cho biết: “Công ty của tôi cũng mới đi vào hoạt động được nửa năm và cũng bị những ảnh hưởng nhất định bởi dịch. Tuy nhiên, do làm về mảng điện tử nên vẫn cố gắng duy trì làm việc trực tuyến. Trên thực tế nhu cầu ở ngành này của khách hàng không hề giảm khi dịch diễn ra. Để tiếp tục hoạt động, công ty vẫn có nhu cầu tuyển dụng thêm vị trí kế toán và kỹ thuật, mức lương khởi điểm phía chúng tôi đưa ra từ 5-6 triệu đồng”.

Nguyên nhân ổn định của thị trường lao động Hà Nội

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết: “Trên thực tế, do triển khai kịp thời các biện pháp phòng chống dịch, Hà Nội không bị ảnh hưởng quá nặng nề so với các tỉnh phía Nam, các ngành nghề có những cách khác nhau để hoạt động. Ngoài ra, các doanh nghiệp hiện nay họ cũng đã có kinh nghiệm, linh hoạt hơn trong phương thức làm việc khi phải giãn cách, người lao động có thể làm việc tại nhà vì vậy nhu cầu tìm việc sau dịch về cơ bản không có quá nhiều thay đổi so với trước kia.

Một lý do nữa có thể kể đến đó là thực tế ở Hà Nội không tập trung nhiều các nhà máy, khu công nghiệp lớn, đa phần là các doanh nghiệp với lượng lao động tri thức và tay nghề cao. Những nhóm đối tượng này đa phần không bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19”.

Ngoài ra, hoạt động cung ứng lao động hiện nay phần lớn là qua phỏng vấn trực tuyến tại các các phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng ngày, triển khai đồng bộ từ trụ sở chính đến các sàn/điểm giao dịch việc làm vệ tinh. Doanh nghiệp và người lao động được kết nối với nhau qua các hình thức gián tiếp như điện thoại, email, qua mạng xã hội Facebook, Zalo, Website của trung tâm… Việc tuyển dụng trực tuyến như vậy cũng là một trong những giải pháp tránh đứt gãy cung-cầu lao động.

Kinh tế - 'Sắc xanh' của sàn giao dịch việc làm Hà Nội (Hình 2).

Ông Vũ Quang Thành, Phó giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội

Trong thời gian tới, để giảm tối đa số lượng người thất nghiệp Trung tâm dịch vụ việc là Hà Nội đang tăng cường rà soát, thu thập thông tin, phân tích đặc điểm tình hình, cập nhật tình trạng việc làm của người lao động và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt biến động lao động do ảnh hưởng từ dịch bệnh; tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu về cung-cầu trên địa bàn thành phố.

Theo ông Vũ Quang Thanh về xu hướng thị trường tuyển dụng: “Nhu cầu tuyển dụng lao động và tỷ lệ tham gia thị trường lao động do đó sẽ có xu hướng tăng tỉ lệ thuận theo tình hình khôi phục của nền kinh tế. Nhiều người lao động có thể đi làm trở lại và tham gia vào chuỗi sản xuất thay vì bị ngừng việc hoặc phải làm việc tại nhà, làm việc từ xa.

Như tôi quan sát, nhu cầu tuyển dụng sẽ có xu hướng tăng từ nay đến cuối năm ở ngành công nghiệp, gia công, lắp ráp hàng hóa, ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, công nghệ thông tin... Trong đó, các vị trí sẽ được chú trọng nhất là các vị trí nhân viên văn phòng, nhóm các lao động đã qua đào tạo và có trình độ chuyên môn kỹ thuật”.

Từ hôm nay 1/10, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) sẽ được nhận hỗ trợ từ 1,8-3,3 triệu đồng/người. Chủ sử dụng lao động sẽ được giảm mức đóng BHTN từ 1% xuống 0% vào Quỹ BHTN trong 12 tháng.

Cụ thể nhóm lao động có thời gian đóng BHTN dưới 12 tháng sẽ được nhận hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người. Nhóm lao động đóng BHTN từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng nhận 2,1 triệu đồng/người. Nhóm lao động đóng BHTN từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng nhận 2,4 triệu đồng/người. Nhóm lao động đóng BHTN từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng sẽ được nhận 2,65 triệu đồng/người. Nhóm đã đóng BHTN từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng sẽ được hỗ trợ 2,9 triệu đồng/người. Nhóm lao động có thời gian đóng BHTN từ đủ 132 tháng trở lên sẽ được hỗ trợ mức cao nhất là 3,3 triệu đồng/người.

 

Hồng Bích

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.