Sài Gòn - vùng văn hóa đa văn hóa

Sài Gòn - vùng văn hóa đa văn hóa

Thứ 2, 11/03/2013 09:11

Hà Nội là cục nam châm thu hút tinh hoa của mọi miền. Cái riêng của Hà Nội là riêng của nhiều chung. Sài Gòn không là cục năm châm. Cái chất cởi mở của Sài Gòn làm cho mọi người từ khắp nơi đến với nó. Người thành công đã đành, người thất bại cũng đến đây để làm lại.

“Thổ chủ tĩnh, thủy chủ động". Người Hà Nội (HN), người của đô thị trong sông khác với người Huế, nguời của đô thị kênh rạch. Huế cũng nằm bên sông nhưng người Huế lại nghiêng về chất thổ, người Huế khép quá, đóng quá, kín quá, thủ cựu quá. Người Nam, người Sài Gòn (SG) nhiều chất thủy, nhiều kênh rạch, sông nước. Người Nam năng động cởi mở, nhanh nhạy, dễ thích nghi, hợp với những việc cần gấp, cần quyết định ngay, hợp với việc luôn luôn cần sự chuyển động, phải thay đổi hợp thời. Người Nam thức thời, hợp thời hơn cả.

Lạ & Cười - Sài Gòn - vùng văn hóa đa văn hóa

Cái chất, cái chỗ đứng địa – văn hóa kênh rạch sông nước của người SG còn đậm hơn nữa, vì SG là cửa sông, cửa biển, cửa nước. Tàu biển vào được tận SG. HN cách cửa biển Hải Phòng trăm cây số nhưng HN không phải là cửa biển. Cảng SG là cửa nước. Người ở vùng cửa nước (Hải Phòng cũng vậy) là người ăn to nói lớn, vạm vỡ, gồ ghề, liều lĩnh, thẳng thắn, không khéo léo, xã giao nhỏ nhẹ, rào trước đón sau như người ở sâu trong đất liền nghiêng về thổ. Người Hội An ngày nay cũng tĩnh hơn so với trước đây khi hai đô thị này còn là cửa biển, cảng biển.

HN là cục nam châm thu hút tinh hoa của mọi miền. Cái riêng của HN là riêng của nhiều chung. SG không là cục năm châm. Cái chất cởi mở của SG làm cho mọi người từ khắp nơi đến với nó. Người thành công đã đành, người thất bại cũng đến đây để làm lại.

Người SG cởi mở dễ tính hơn người HN. Một thị trường khó tính như HN có cái hay riêng nhưng đúng là làm ăn khó quá. Chất cởi mở dễ tính của người SG dễ thu nạp, hấp thu, dễ chấp nhận cái mới vào mình hơn. Hòa đồng về dễ chấp nhận thường dể tồn tại hơn. Người SG thích ứng và đổi thay nhanh hơn. Chính vì thế mà kinh tế vào SG dễ hơn thuận hơn. Như một quy trình sản phẩm từ khâu nghiên cứu thiết kế sản xuất tiếp thị bán hàng nhanh hơn nhiều, nhưng nó sống không lâu, đời sống của sản phẩm không dài, chết nhanh, chết lẹ nhưng chết tích cực đễ kích thích nó thay đổi cho ra một dòng sản phẩm mới tốt hơn. Nhu cầu do người SG và thị trường SG càng cao nên tạo ra dịch vụ mới đáp ứng. Mọi thứ đều bắt đầu từ SG, SG luôn đi trước, làm trước.

Dạo một vòng SG, cảm giác cái gì cũng có, đủ loại tùy theo nhu cầu. Từ nhạc bình dân đến nhạc ở nhà hát lớn, từ nhà hàng sang trọng ở Quận 1 đến mấy quán nhậu bình dân, từ các quán cafe đẳng cấp đến quán cafe cóc vỉa hè (đặc trưng nhất là văn hóa cafe Bệt ở ngay nhà thờ Đức bà) .Ngay cả món lẩu, khá phổ biến tại SG, một món ăn nóng trong xứ nóng cũng chuyên chở được văn hóa của người SG.

Tính năng động ồn ào nhanh nhẹn thích thay đổi của người SG phù hợp với phát triển nhưng không giữ được sự hài hòa giữa phát triển và bảo tồn dẫn đến mất mát. Cái giá phải trả cho sự phát triển đắt như thế.

Bàn chuyện thiên địa thủy thổ đất nước cũng là chuyện người. Đất nào người đó, nước nào người đó. Bởi vậy mới có câu chữ đất nước tôi là vậy. SG tạng là tính thủy - động thay đổi cởi mở, mở lòng rộng lòng nên SG nhận được nhiều, dung dưỡng nhiều nhưng mất cũng nhiều. Nếu có bản đồ văn hóa thì Nam bộ, điển hình là SG là một vùng văn hóa đa văn hóa.

Trích từ “Không gian tiệm nước - Sài Gòn tạp văn"

> Đọc thêm: Những câu chuyện Sài Gòn

Namud

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.