Sai lầm chết người vì tự ý 'kê đơn, bốc thuốc' chữa sốt xuất huyết

Sai lầm chết người vì tự ý 'kê đơn, bốc thuốc' chữa sốt xuất huyết

Nguyễn Thị Hương Lan

Nguyễn Thị Hương Lan

Thứ 5, 27/07/2017 05:59

Bệnh sốt xuất huyết cũng dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh lý khác do viêm nhiễm nào đó gây nên vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được tư kê đơn, bắt bệnh cho mình.

Dịch sốt xuất huyết năm nay sớm hơn mọi năm và số ca mắc có xu hướng tăng theo tuần. Trước diễn biến bệnh hiện nay, nhiều luồng ý kiến lo ngại do sự biến đổi về chủng virus sốt xuất huyết dẫn đến số bệnh nhân tăng bất thường.

Tuy nhiên, trao đổi với PV, TS.Trần Đắc Phu, Cục trưởng cục Y tế dự phòng (bộ Y tế) nhận định, thời tiết diễn biến bất thường là yếu tố thuận lợi khiến muỗi sinh sôi phát triển và gây bệnh sốt xuất huyết. Trong khi đó, sốt xuất huyết là bệnh chưa có vắc-xin phòng và thuốc điều trị đặc hiệu.

“Đến thời điểm này, chưa ghi nhận sự biến đổi về chủng virus sốt xuất huyết hay độc lực tăng. Điều đáng lưu ý, một người có thể mắc cả 4 tuýp virus sốt xuất huyết nên có thể mắc đi mắc lại nên dịch sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp”, TS.Phu nói.

Liên quan đến căn bệnh sốt xuất huyết, mặc dù đã nhiều trường hợp tử vong nhưng không ít người bệnh vẫn tự ý điều trị sốt xuất huyết tại nhà và mắc phải những sai lầm nguy hiểm.

Các bệnh - Sai lầm chết người vì tự ý 'kê đơn, bốc thuốc' chữa sốt xuất huyết

 Bệnh nhân sốt xuất huyết gia tăng từng ngày (Ảnh minh họa).

Trao đổi với PV, BS.Nguyễn Thái Minh, Trưởng khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Đống Đa (Hà Nội) khuyến cáo, bệnh nhân sốt xuất huyết thường sốt cao 39 – 40 độ C, nên người nhà luôn tìm cách giảm sốt cấp tốc, nhất là đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bệnh này sốt do virus, nên nhiệt độ hạ xong lại tiếp tục tăng cao. Do đó, người bệnh chỉ nên dùng thuốc giảm sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ 4-5 lần/ngày, 5-6 giờ/lần. Nếu sử dụng thuốc hạ sốt quá liều liên tục sẽ dẫn đến tổn thương gan.

Một điều vô cùng nguy hiểm là bệnh nhân thường tự ý mua kháng sinh sử dụng, nhưng với với bệnh sốt xuất huyết do virus gây ra, dùng kháng sinh không khỏi bệnh. Bệnh sốt xuất huyết cũng dễ bị chẩn đoán nhầm sang các bệnh lý khác do viêm nhiễm nào đó gây nên vì vậy, người bệnh tuyệt đối không được tư kê đơn, bắt bệnh cho mình.

Cũng theo BS.Minh, khi có những triệu chứng đau sốt, nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết đã nhầm tưởng là mình chỉ bị cảm cúm nên đã tự ý dùng thuốc Aspirin, mà không biết rằng với người bị sốt xuất huyết, dùng Aspirin lại là cách tự hại mình.

“Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh có hiện tượng chảy máu, thế nhưng Aspirin lại có tác dụng ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu. Đây là điều tối kỵ và người bệnh cần sử dụng loại thuốc hạ sốt an toàn hơn”, BS.Minh nói.

Các chuyên gia y tế khuyên rằng, tự ý dùng Aspirin không chỉ gây nguy hiểm cho bệnh mà người bệnh còn có nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc, ví dụ như buồn nôn, nôn, khó tiêu, khó chịu ở thượng vị, ợ nóng, đau dạ dày, loét dạ dày, ruột... Đối với trẻ em, khi dùng thuốc này còn gây hội chứng Reye. Hội chứng Reye là một bệnh có liên quan trực tiếp đến não và gan, sẽ gây ra hiện tượng phù não, thoái hóa tế bào thần kinh não, suy gan...

Ngoài thước Aspirin thì tất cả các kháng viêm không steroid đều có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu (tuy mức độ không mạnh như aspirin) nhưng cũng không có lợi trong bệnh sốt xuất huyết.

Đại diện bộ Y tế cũng cho biết, bên cạnh sốt xuất huyết, hiện Việt Nam đang có một số dịch bệnh truyền nhiễm như: viêm não virus, bệnh dại, sốt rét, ho gà và tay chân miệng. Trong đó, viêm não virus 6 tháng đầu năm ghi nhận gần 370 ca, có 10 ca tử vong; ho gà là 266 ca, 3 ca tử vong.

N.G

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.