Theo các ý kiến của một số giáo viên và thí sinh phản ánh: Trong mã đề thi 138, câu 43 là câu có bất cập . Theo tính chất vật lý thì f>75Hz, nên việc tính ra đáp án và chọn f=70Hz là hoàn toàn sai. Ngoài ra, câu 47 đề 138 có đáp án không giống như đáp án công bố của Bộ GD-ĐT .
Trong khi đó, Một thầy giáo ở trường THPT tại Hà Nội tên T. cho biết: "Với câu 47 mã đề 138, tôi cho rằng đề không rõ ràng dẫn đến hiểu lầm trong quá trình xử lý số liệu, dẫn đến kết quả 1,95 mF như nhiều học sinh đã phản ánh. Chiều 6/7, Bộ GD-ĐT cho biết đã chuyển những thắc mắc này đến tổ ra đề thi môn Vật lý. Ở mã đề 138, với câu 43 thì giả thiết cho rằng thí sinh hoàn toàn có thể lấy kết quả được.
Tuy nhiên khi chủ khảo ra đề thi không lường hết tình huống là giả thiết hoàn toàn không hợp lệ. Do đó, với các chuyên gia thì đề hoàn toàn không hợp lý.
Trao đổi nhanh với PV báo Người Đưa Tin về sự việc này, PGS Văn Như Cương cho biết: "Chúng ta phải thừa nhận đó là sai lầm, phải cố gắng khắc phục để không xảy ra trong các kỳ thi tiếp theo. Tôi rất hoan nghênh tinh thần thừa nhận sai lầm của Bộ giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, sự thừa nhận sai lầm ấy chưa thực sự thẳng thắn khi Bộ giáo dục đưa ra lý do cho sự sai sót của mình “dữ kiện của câu hỏi thi này đúng về mặt Toán học nhưng chưa đủ ý nghĩa vật lý”. Đó là một lý giải quá vô lý. Tuy nhiên, trong kỳ thi THPT Quốc gia này chỉ có một môn Lý có sự sai sót về đề thi cũng là sự nỗ lực và cố gắng của tổ ra đề. Bộ giáo dục và Đào tạo cho các em 0,2 điểm là hoàn toàn hợp lý".
Thầy Đặng Đình Tới, Phó hiệu trưởng trường THPT chuyên KHTN Hà Nội cũng cho rằng: "Dù sao Bộ cũng đã nhận ra điều sai sót này, chúng ta cũng nên thông cảm phần nào cho phía những người ra đề vì bản thân họ rất áp lực. Với cách giải quyết bằng cách cộng thêm cho mỗi thí sinh 0,2 điểm theo tôi điều đó là thỏa đáng. Vì ở tất cả các kỳ thi chỉ đánh giá phong độ của thời điểm đó, hơn nữa, những sai số trong tất