Sắp tới, không được đặt tên cho con quá dài, khó sử dụng

Sắp tới, không được đặt tên cho con quá dài, khó sử dụng

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Nguyễn Ngọc Hoài Thanh

Chủ nhật, 05/07/2020 09:30

Bắt đầu từ ngày 16/7, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.

Đây là một trong những điểm mới của Thông tư số 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch năm 2015 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

So với Thông tư 15/2015/TT-BTP, Thông tư 04 có bổ sung thêm nhiều nội dung mới đáng chú ý. Một trong số đó phải kể đến việc bổ sung hướng dẫn về nội dung khai sinh.

Chính sách - Sắp tới, không được đặt tên cho con quá dài, khó sử dụng

Không được đặt tên cho con quá dài, khó sử dụng. Ảnh minh họa

Cụ thể, việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.

Trong khi đó, tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự, việc đặt tên chỉ bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các quyên tắc cơ bản của pháp luật.

Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

Như vậy, theo quy định mới này, việc đặt tên quá dài, khó sử dụng cũng là một trong những trường hợp bị cấm.

Đồng thời, theo Thông tư này, trong trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.

Ông bà, người thân đi đăng ký khai sinh cháu thì không cần văn bản ủy quyền, nhưng phải thống nhất nội dung khai sinh với cha, mẹ của trẻ.

Ngoài ra, việc chứng minh quan hệ cha, mẹ, con cũng được đơn giản hóa hơn. Nếu không có chứng cứ, các bên sẽ lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ con và cần ít nhất hai người làm chứng. Trước đây, ngoài văn bản cam đoan, người dân phải có thư từ, phim ảnh, vật dụng khác để chứng minh quan hệ.

Thông tư chính thức có hiệu lực từ ngày 16/7/2020.

T.C (T/H)

 

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.