Sắp tới, thi tuyển công chức sẽ được bổ sung thêm một hình thức thi

Sắp tới, thi tuyển công chức sẽ được bổ sung thêm một hình thức thi

Đồng Xuân Thuận

Đồng Xuân Thuận

Thứ 5, 02/04/2020 07:11

Để thống nhất với các quy định sắp có hiệu lực của Luật Cán bộ, công chức sửa đổi, Bộ Nội vụ vừa ban hành dự thảo Nghị định về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức.

Chính sách - Sắp tới, thi tuyển công chức sẽ được bổ sung thêm một hình thức thi

Sắp tới, thi tuyển công chức sẽ được bổ sung thêm một hình thức thi. (Ảnh minh họa)

Hiện nay, thi công chức bắt buộc phải trải qua 2 vòng

Về nội dung và hình thức thi tuyển công chức, Điều 8 Nghị định 24 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP nêu rõ, thi tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng.

Vòng 1: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính. Nếu không có điều kiện thì thi trắc nghiệm trên giấy.

Nội dung vòng này gồm 3 phần:

- Kiến thức chung: Gồm 60 câu hỏi, thi trong 60 phút về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng…

- Ngoại ngữ: Gồm 30 câu hỏi thi trong thời gian 30 phút về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác (theo yêu cầu của vị trí việc làm);

- Tin học: Gồm 30 câu theo yêu cầu của vị trí việc làm trong 30 phút.

Đặc biệt, nếu vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ hoặc tin học thì không phải thi môn này ở vòng 1.

Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành

Vòng thi này sẽ thi kiến thức, năng lực, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng bằng hình thức phỏng vấn hoặc thi viết.

- Nếu thi viết: Thời gian làm bài là 180 phút

- Nếu thi phỏng vấn: Thời gian phỏng vấn là 30 phút

Môn nghiệp vụ chuyên ngành sẽ được bổ sung thêm một hình thức thi

Sắp tới đây, khi Luật Cán bộ, công chức sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, để thống nhất giữa các quy định, Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, dự kiến sẽ thay thế Nghị định 24/2010 và các văn bản liên quan.

Theo đó, về yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, khoản 2 Điều 4 dự thảo quy định, nếu người dự thi đã thực hiện chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, tin học tương ứng yêu cầu của ngạch công chức thì không cần phải có chứng chỉ tin học, ngoại ngữ.

Đồng thời, trong vòng thi thứ 2, ngoài hình thức thi phỏng vấn hoặc thi viết như quy định hiện nay, dự thảo còn bổ sung thêm hình thức “kết hợp cả thi viết và phỏng vấn”.

Kéo theo đó, thang điểm cũng có sự thay đổi. Nếu hiện tại thi phỏng vấn hoặc thi viết thì thang điểm là 100. Nhưng nếu dự thảo được thông qua, việc thi tuyển công chức sử dụng hình thức cả phỏng vấn và thi viết thì thang điểm của mỗi hình thức là 50 điểm, đảm bảo tổng điểm thi là 100.

Không chỉ vậy, tại Điều 10 của dự thảo có nêu rõ, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Đề án kiểm định chất lượng đầu vào công chức, trình Chính phủ phê duyệt, triển khai thực hiện.

Quy định này hoàn toàn đồng nhất với nội dung đổi mới công tác tuyển dụng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Nghị quyết số 26 năm 2018 và Điều 39 Luật Cán bộ công chức năm 2008 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức.

Như vậy, việc kiểm định đầu vào sẽ được thực hiện từ 1/7/2019 khi Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức có hiệu lực. Có thể việc thi môn nghiệp vụ chuyên ngành sẽ được bổ sung thêm một hình thức thi nữa là kết hợp cả phỏng vấn và thi tiết.

Hoàng Mai

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.