'Sát tinh' của tên lửa Triều Tiên

'Sát tinh' của tên lửa Triều Tiên

Thứ 2, 08/04/2013 10:57

Bầu không khí trên bán đảo Triều Tiên nóng rẫy và ngột ngạt trong những ngày liên tục có động thái quân sự và tuyên bố chiến tranh.

Tiêu điểm - 'Sát tinh' của tên lửa Triều TiênHệ thống Patriot

Bình Nhưỡng tuyên bố tiến hành một cuộc không kích bằng vũ khí tinh gọn của họ vào Mỹ, tuy nhiên, các tiềm lực của họ khó mà qua mặt được các lực lượng của Mỹ tại Hàn Quốc và Nhật Bản.

Hàn Quốc và Nhật Bản hiện đã triển khai hệ thống Rada theo dõi và đánh chặn mục tiêu, còn gọi là Patriot. Hệ thống này có độ linh hoạt rất cao, có thể được thiết lập chỉ trong vòng một giờ.

Tiêu điểm - 'Sát tinh' của tên lửa Triều Tiên (Hình 2). Hệ thống Patriot được cho là 'sát tinh' của các tên lửa của Triều Tiên vào lúc này.

Hệ thống Patriot ban đầu được thiết kế để chống máy bay vào cuối những năm 1970, sau đó được cải tiến để phòng thủ chống tên lửa đạn đạo.

Rada của hệ thống này có thể phát hiện các tên lửa đang bay tới khi nó còn cách đó 60 dặm và trang bị đầu đạn có sức nổ lớn. Patriot có thể phóng tên lửa phát nổ và tạo ra các mảnh đạn vỡ khi tới gần mối đe dọa.

Tiêu điểm - 'Sát tinh' của tên lửa Triều Tiên (Hình 3).

Hệ thống Patriot được sử dụng rất nhiều trong cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất để phá các tên lửa Scud của Iraq. Kết quả được cho là thành công ở mức độ khác nhau. Còn trong chiến Iraq Tự do, Patriot tỏ ra cực kỳ hiệu quả.

Hệ thống Patriot đặt trên đất sẽ sớm gia nhập các tàu chiến của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương là USS John McCain và USS Decatur trấn áp Triều Tiên.

Tiêu điểm - 'Sát tinh' của tên lửa Triều Tiên (Hình 4).

Tất cả các tàu chiến này đều là lớp Aegis, có khả năng đánh chặn và phá hủy tên lửa đạn đạo của đối phương ‘trên tầng khí quyển trong khi nó vẫn đang bay’.

Một hệ thống khác của Mỹ là Hệ thống đánh chặn theo khu vực tầm cao THAAD khác cũng đang được triển khai tới Guam để canh chừng tên lửa Triều Tiên.

Cơ chế hoạt động của hệ thống Patriot

Tiêu điểm - 'Sát tinh' của tên lửa Triều Tiên (Hình 5).

1. Rada quét lên trời để tìm các mối đe dọa. Nếu như phát hiện có vật thể đang bay tới, rada giúp xác định đó là tên lửa hay máy bay chiến đấu, hay là tên lửa hạt nhân tầm thấp, hoặc là một thiết bị bay điều khiển từ xa.

2. Trạm điều khiển

Tổng đài điều khiển liên lạc với các lực lượng khác, giám sát các mối đe dọa, và ưu tiên các mục tiêu, nhưng hệ thống có thể làm việc tự động.

3. Bệ phóng tên lửa

Bệ phóng nhắm và bắn tên lửa được chứa trong các hộp dài. Teenl ửa có thể được phóng chỉ trong chưa đầy 9 giây. Bệ phóng có thể được đặt cách xa rada.

4. Tên lửa Patriot

Rada theo sát hành trình tên lửa và hướng dẫn tới mục tiêu với sự trợ giúp từ máy tính của trạm điều khiển và cảm biến của nó.

5. Tên lửa PAC-3 hủy diệt mục tiêu bằng cách đâm thẳng vào chúng. Mỗi máy phóng có 16 tên lửa.

6. Tên lửa trang bị dẫn đường (GEM+)

Đầu đạn nổ khi tới gần mục tiêu, mỗi máy phóng có 4 tên lửa. Các tên lửa có thêm kíp nổ và có dẫn đường.

Theo Lê Thu/Vietnamnet

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.