Sau dịch Covid-19, phát hiện hàng chục bệnh nhân bị nhiễm nấm đen

Sau dịch Covid-19, phát hiện hàng chục bệnh nhân bị nhiễm nấm đen

Thứ 2, 26/09/2022 | 15:18
0
Theo đại diện Bệnh viện Bạch Mai, từ đầu năm 2020, đặc biệt sau khi xuất hiện làn sóng dịch Covid-19, số trường hợp bị nhiễm nấm đen tăng nhanh.

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết, đến nay đã có khoảng hơn 20 trường hợp nấm đen nhập viện điều trị. Đa số bệnh nhân đều có bệnh nền và nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng nặng, có các tổn thương nhiễm nấm ăn từ xoang lan lên xương hàm, ổ mắt, hệ thần kinh…

Theo PGS Cường, đây là dạng nấm xâm nhập đã được y văn thế giới nhắc đến, đặc biệt là tại Ấn Độ trong giai đoạn vừa qua với số lượng bệnh nhân tăng đột biến, là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao sau khi mắc Covid-19.

Đầu tháng 9 vừa qua, bệnh nhân N. (72 tuổi) được chẩn đoán viêm xoang hàm phải do nấm Mucormycetes. Người này có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường 6 năm. Có biểu hiện đau đầu nhiều, bệnh nhân đi khám tại khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi làm các siêu âm, xét nghiệm…, bác sĩ kết luận “tổ chức xoang hàm tổn thương do nấm Mucormycetes".

PGS.TS Đỗ Duy Cường thông tin với VietNamNet, nấm đen là một bệnh nhiễm trùng mới nổi nghiêm trọng do bào tử nấm có tên gọi là Mucormycetes gây ra.

Nhóm nấm Mucor tạo ra hàng triệu bào tử lơ lửng trong không khí và thường phát triển vào mùa hè và mùa thu, những bào tử này khi tiếp xúc với bề mặt ẩm ướt, có các chất hữu cơ thối rữa (lá cây, gỗ mục nát, phân động vật hoặc đất) chúng bắt đầu nảy mầm và tạo ra sợi nấm.

Nấm đen xâm nhập vào cơ thể qua 2 con đường: hít phải bào tử nấm từ không khí, gây nhiễm trùng phổi, não hoặc xoang; Xâm nhập qua da bởi vết cắt, vết xước, vết cào, vết bỏng và một số tổn thương da khác.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh là: người từng mắc Covid-19; người mắc bệnh đái tháo đường type 2, đặc biệt là có tình trạng nhiễm toan ceton; người mắc bệnh ung thư, cấy ghép tạng, cấy ghép tế bào, sử dụng Corticosteroid kéo dài, người có tình trạng suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV, người bị chấn thương da do phẫu thuật, bỏng, trẻ sinh non, nhẹ cân và suy dinh dưỡng…

Sức khỏe - Sau dịch Covid-19, phát hiện hàng chục bệnh nhân bị nhiễm nấm đen

Hình ảnh phim chụp tổn thương sọ não và xoang ở người bị nhiễm nấm đen.Ảnh:báo Người Lao Động

Về dấu hiệu đặc trưng, bệnh nhiễm nấm đen có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan và bộ phận cơ thể. Các triệu chứng phụ thuộc vào tình trạng nhiễm trùng nơi nấm phát triển. Nó có thể dẫn đến mũi bị hoại tử thâm đen hoặc đổi màu, đau mặt, đau vùng xoang lan lên mắt, đau đầu, đau ngực, khó thở và ho ra máu...

Nấm đen gây ra 5 dạng bệnh cảnh như sau:

- Nhiễm trùng xoang và não: Nhóm nguy cơ cao dễ nhiễm nấm nhất là bệnh nhân đái tháo đường không kiểm soát, người ghép thận. Các dấu hiệu của dạng bệnh này như sốt, đau đầu, đau xoang hoặc nghẹt mũi; sưng mặt một bên; tổn thương màu đen ở phía trên bên trong miệng hoặc trên sống mũi.

- Viêm phổi với các dấu hiệu: Khó thở hoặc thở gấp; tức ngực; sốt cao trên 38oC, ho ra máu.

- Nhiễm trùng da và niêm mạc: Thường gặp ở người không bị suy giảm miễn dịch với các dấu hiệu đau vùng mặt sau đó xuất hiện một nốt phỏng trên da, dần dẫn tới loét da hoặc nhiễm trùng da, rồi xâm lấn vào mũi xoang, quanh gò má, giữa mắt và môi. Lâu dần tổn thương da bị nhiễm bệnh chuyển sang màu đen, sưng tấy, hoại tử.

- Nhiễm trùng đường tiêu hoá: Thường ở trẻ em, đặc biệt trẻ sinh non và nhẹ cân dưới 1 tháng tuổi với các dấu hiệu: buồn nôn và nôn, đau bụng hoặc đau dạ dày, xuất huyết dạ dày.

- Nhiễm nấm đen mucormycosis lan tỏa: Bệnh thường xảy ra ở những bệnh nhân đã mắc bệnh mạn tính do vậy các dấu hiệu bệnh khó phân biệt với các bệnh đang có sẵn. Nhiễm trùng lan tỏa thường ảnh hưởng nhất đến não, hệ thần kinh trung ương gây tình trạng như hôn mê hoặc rối loạn ý thức. Các dấu hiệu có thể gặp: sưng mí mắt dưới hoặc trên (hoặc cả hai), chảy mủ ra khỏi mắt; tê liệt các cơ mí mắt, bệnh diễn tiến nặng hoặc kéo dài, toàn thân suy sụp.

Chẩn đoán bệnh nấm đen hiện nay dựa vào bệnh cảnh lâm sàng kết hợp với xét nghiệm nuôi cấy hoặc giải phẫu bệnh có ý nghĩa trong việc xác định chẩn đoán. Tuy vậy, việc chẩn đoán cũng còn khó khăn vì triệu chứng lâm sàng đa dạng, phức tạp, bệnh phẩm nuôi cấy khó mọc cũng như cần có các nhà giải phẫu bệnh học có kinh nghiệm để đọc tiêu bản.

Theo PGS Đỗ Duy Cường, hiện Bộ Y tế mới có hướng dẫn chung cho các bệnh nhân nhiễm nấm, chưa có hướng dẫn dành riêng cho bệnh nhân nhiễm nấm đen. Hiện việc điều trị nấm đen đang sử dụng các thuốc chống nấm truyền tĩnh mạch là Amphotericin B, thời gian giai đoạn tấn công là 2-4 tuần. Tuy nhiên, thuốc này có nhiều độc tính và rất đắt tiền, BHYT chỉ chi trả 50%.

"Chúng tôi cũng gặp khó khăn trong điều trị là hết giai đoạn tấn công, bệnh nhân khó để có thể tìm được thuốc cho giai đoạn duy trì, đó là thuốc Posaconazol hoặc Isavuconazol. Đây là các thuốc khó tìm tại thị trường Việt Nam và rất đắt tiền nên bệnh nhân thường bỏ thuốc, không tuân thủ điều trị, do đó bệnh dễ bị tái phát trở lại, nấm có thể ăn sâu thêm và tổn thương nặng nề hơn. Đây là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ tử vong cao cho nhóm bệnh này", PGS Cường chia sẻ với Người Lao Động.

Ngoài ra, nấm đen ăn sâu vào trong các tổ chức xoang, hốc mắt, tổ chức thần kinh... cần phải được kết hợp ngoại khoa để loại bỏ các tổ chức áp xe hoại tử và rửa sạch bằng các dung dịch sát khuẩn tại chỗ.

Đáng lo ngại là hiện không có thuốc hay vắc-xin chủng ngừa để ngăn chặn bệnh nấm đen. Để phòng bệnh, đặc biệt ở những bệnh nhân có bệnh nền đái tháo đường, ung thư, suy giảm miễn dịch, hậu Covid-19, PGS Cường lưu ý người dân tránh đến khu vực có nhiều khói bụi, công trường; đeo khẩu trang khi phải đến khu vực có nhiều khói bụi; tránh các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với bụi hoặc đất. Mang găng tay, ủng nếu thực hiện bất kỳ hoạt động nào liên quan đến đất. Nếu người bệnh đã cấy ghép tế bào gốc hoặc cấy ghép nội tạng, cần chia sẻ với bác sĩ để được dùng thuốc kháng nấm, ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng do nấm.

"Bộ Y tế cần sớm đưa ra phác đồ điều trị dành riêng cho loại bệnh này, nhập được thuốc và có chính sách BHYT chi trả cho những bệnh nhân nhiễm nấm đen", PGS Cường đề xuất.

Minh Hoa (t/h)

Những dấu hiệu tưởng chừng vô hại, không ngờ là triệu chứng của “tử thần” gọi tên

Chủ nhật, 25/09/2022 | 10:14
Đau bụng, đau vùng thượng vị, đi ngoài phân lỏng… là những dấu hiệu hay gặp nên dễ bỏ qua. Tuy nhiên khi xuất hiện những dấu hiệu này, bạn cũng nên cảnh giác vì đây có thể là dấu hiệu “tử thần” đang gọi tên.

13 triệu chứng "báo động đỏ" bệnh ung thư, bạn nhất định phải lưu ý

Thứ 5, 18/08/2022 | 14:09
Việc phát hiện ra bệnh ung thư ở giai đoạn đầu có thể làm tăng cơ hội hồi phục và thậm chí là sống sót. Do đó, việc lưu ý các cảnh báo ban đầu là vô cùng quan trọng.

Thêm hai triệu chứng Covid-19 kéo dài: Rụng tóc và giảm ham muốn tình dục

Thứ 3, 09/08/2022 | 16:09
Mặc dù phần lớn người đã từng nhiễm Covid-19 sẽ hồi phục sau vài tuần nhưng vẫn có một bộ phận người nhiễm Covid-19 có thể gặp những triệu chứng kéo dài nhiều tháng.

Một triệu chứng khi nhiễm BA.5 dễ bị nhầm với tác động của trời nóng

Thứ 6, 22/07/2022 | 13:18
Những người nhiễm biến thể BA.5 của Omicron có thể gặp triệu chứng giống với những người đang chịu tác động của thời tiết nóng đỉnh điểm.
Cùng chuyên mục

Đột quỵ ở người trẻ tuổi ngày càng trẻ hóa, cách nhận biết và phòng tránh

Thứ 6, 29/03/2024 | 15:18
Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000-225.000 ca đột quỵ. Bệnh nhân ngày càng trẻ. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi trung bình tăng khoảng 2% mỗi năm.

Quảng Ngãi: Hàng chục học sinh nghi bị ngộ độc sau khi ăn "kẹo lạ"

Thứ 5, 28/03/2024 | 22:56
Sau khi ăn kẹo "lạ", hàng chục học sinh Trường THCS Hành Tín Tây (Quảng Ngãi) có biểu hiện ngộ độc phải đến Trung tâm Y tế huyện kiểm tra, theo dõi.

Liên tiếp cấp cứu nhiều ca vỡ tim: Bác sĩ đưa ra khuyến cáo

Thứ 5, 28/03/2024 | 18:24
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim-vỡ tim, tăng đột biến trong tuần qua, đây là một trong những căn bệnh hết sức nguy hiểm gây tử vong cao.

Quảng Ninh: Sức khỏe của 33 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm đã ổn định

Thứ 5, 28/03/2024 | 14:03
Đây là các học sinh tại Trường tiểu học Quang Hanh, Tp.Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Các cháu bị đau bụng, buồn nôn sau bữa cơm trưa tại trường.
     
Nổi bật trong ngày

Giống gà quý tộc đắt đỏ bậc nhất thế giới, giá cả trăm triệu đồng 1 con

Thứ 5, 28/03/2024 | 09:30
Vẻ ngoài độc đáo, độ hiếm và giá trị kinh tế cao khiến những giống gà dưới đây có giá từ hàng trăm đến hàng nghìn USD.

Hy vọng thì tin mà kỳ vọng thì đau

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:00
Chúng ta luôn nhầm lẫn giữa hy vọng và kỳ vọng. Trong khi thực tế, 2 điều này hoàn toàn khác nhau.

Clip: Đập cần câu xuống nước cần thủ tá hỏa phát hiện điều đáng sợ

Thứ 5, 28/03/2024 | 19:53
Mới đây, tài khoản @AMAZlNGNATURE đã chia sẻ lên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) đoạn video kịch tính, kèm chú thích “luôn kiểm tra dưới nước trước khi bơi”.

Thứ hạt tưởng vứt đi, ai ngờ quý như "nhân sâm" có bao nhiêu thương lái cũng "chốt"

Thứ 6, 29/03/2024 | 11:00
Có một loại hạt mà nhiều gia đình vứt đi không ngờ thương lái đang tìm mua từng cân. Nó có thể coi là một loại “dược liệu” quý hiếm nên có trong mọi gia đình.

Kinh hoàng khoảnh khắc cô gái suýt bị cá mập ăn thịt

Thứ 6, 29/03/2024 | 09:52
Mới đây, tài khoản @HollowDreams0 đã chia sẻ lên mạng xã hội X (trước đây là Twitter) đoạn video kịch tính, kèm chú thích “cô suýt bị cá mập ăn thịt”.