Sau 'giải cứu' lợn, người chăn nuôi vẫn lỗ hơn 500.000 đồng/con

Sau 'giải cứu' lợn, người chăn nuôi vẫn lỗ hơn 500.000 đồng/con

Nguyễn Thị Nhâm

Nguyễn Thị Nhâm

Chủ nhật, 09/07/2017 19:30

Sau khi được "giải cứu", hầu như giá lợn vẫn dậm chân tại chỗ. Theo sở NN&PTNT Đồng Nai, trước “giải cứu”, đàn lợn của tỉnh có trên 2 triệu con và hiện vẫn còn khoảng 1,6 triệu con.

Sau nhiều tháng lợn rớt giá nặng, thương lái ngừng thu mua để xuất sang Trung Quốc, các cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã ra sức "giải cứu" lợn giúp người dân. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, giá lợn vẫn chưa nhích lên được bao nhiêu, nông dân vẫn lỗ nặng, chỉ biết kêu trời.

Xã hội - Sau 'giải cứu' lợn, người chăn nuôi vẫn lỗ hơn 500.000 đồng/con

 Giá lợn giảm mạnh, nông dân để trắng chuồng.

Theo người chăn nuôi, giá lợn chỉ nằm ở mức 23.000-26.000 đồng/kg. Với giá này, khi bán lợn hơi trên 100 kg, người chăn nuôi đang chịu lỗ so với giá thành chăn nuôi từ 500.000-700.000 đồng/con.

Giá lợn giống chỉ dao động mức 200.000-300.000 đồng/con và người nuôi không biết bán cho ai dù chịu lỗ khoảng 500.000 đồng/con.

Một số người chăn nuôi lợn ở Đồng Nai cho hay, chương trình “giải cứu” chưa ăn thua vì chưa đồng bộ. Việc "giải cứu" cũng chủ yếu giúp người dân tiếp cận với thịt lợn sạch, giá rẻ còn lại người chăn nuôi vẫn chật vật.

Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho rằng, chiến dịch “giải cứu” lợn chỉ mới dừng lại ở hỗ trợ người tiêu dùng, chưa giúp người chăn nuôi có lãi, giá bán lợn hơi không có gì khởi sắc.

Ông Đoán cũng nêu quan điểm, ông không dám kết luận việc “giải cứu” lợn thời gian qua như thế nào nhưng thực tế, giá lợn không thể vực lên và mức giá thấp có nguy cơ kéo dài đến hết năm.

Một nông dân ngụ huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) cho biết, gia đình ông nuôi 1.700 lợn thịt và hơn 100 lợn nái. Nhiều tháng giá không tăng trong khi chi phí thức ăn bỏ ra lớn nên ông buộc bán tháo để tránh lỗ.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Thể, ngụ ấp Võ Dõng (xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất) vẫn duy trì đàn 350 con lợn thịt và 40 lợn nái. Mỗi ngày, ông chi gần 16 triệu đồng để mua thức ăn chăn nuôi.

“Trước, tôi nuôi nhiều nhưng lỗ quá nên phải bán bớt. Đến thời điểm này, gia đình vẫn nợ các đại lý cám số tiền hơn 1 tỷ đồng. Họ thấy tôi khó có khả năng trả nên buộc trả tiền mặt mỗi khi lấy thức ăn mới”, ông Thể nói.

Về vấn đề này, ông Phan Minh Báu, Phó giám đốc sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện nay, chỉ doanh nghiệp chăn nuôi có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) mới tránh được thua lỗ. “Họ tổ chức được chuỗi sản xuất khép kín nên dù giá xuống như thế nào họ cũng không lỗ”, ông Báu nói.

Ông Nguyễn Kim Đoán cũng cho hay, doanh nghiệp FDI tổ chức sản xuất theo chuỗi nên không bị ảnh hưởng bởi đợt giảm giá.

Theo sở NN&PTNT, trước “giải cứu”, đàn lợn của tỉnh có trên 2 triệu con và hiện còn khoảng 1,6 triệu con.

Nguyễn Nhâm

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.