Sau hơn 1 ngày điều trị bé 19 tháng tuổi bị bỏ quên trên ô tô giờ ra sao?

Sau hơn 1 ngày điều trị bé 19 tháng tuổi bị bỏ quên trên ô tô giờ ra sao?

Lương Quốc Tiệp

Lương Quốc Tiệp

Thứ 4, 10/06/2020 15:01

Hiện bệnh nhi vẫn còn nôn và đang được chăm sóc tích cực, bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, kết quả chụp CT não không phát hiện hình ảnh tổn thương.

Ngày 10/6, Vietnamnet đưa tin, sau hơn 1 ngày điều trị tích cực, sức khoẻ bé T.V.L. (19 tháng tuổi, trú tại xã Tử Du, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) đã tiến triển tốt hơn, não không phát hiện tổn thương.

BS Nguyễn Thị Hoan, Phó trưởng khoa Nhi, BV đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, sức khoẻ bệnh nhi T.V.L. đang tốt dần lên, không phải thở oxy.

“Đáng mừng, kết quả chụp CT não không phát hiện hình ảnh tổn thương”, BS Hoan thông tin.

Hiện bệnh nhi vẫn còn nôn và đang được chăm sóc tích cực, bổ sung dinh dưỡng.

Sức khỏe - Sau hơn 1 ngày điều trị bé 19 tháng tuổi bị bỏ quên trên ô tô giờ ra sao?

Bệnh nhi đang được theo dõi sức khoẻ tại BV Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.

Trước đó như Người đưa tin pháp luật đã đưa, trưa ngày 8/6, gia đình bé T.V.L. cho cháu chơi trên ô tô, sau đó để quên bé trên xe khoảng 2 tiếng dưới trời nắng, khi đó xe đóng kín, không nổ máy. Đến khi phát hiện, cháu bé đã hôn mê, được chuyển đến trung tâm Y tế huyện Lập Thạch.

Tại trung tâm Y tế huyện Lập Thạch, bé T.V.L. bị sốt 41 độ và xuất hiện tình trạng co giật. Bệnh nhi được bác sĩ trung tâm y tế sơ cứu hạ thân nhiệt, truyền dịch, tình trạng không cải thiện. Nhận thấy tình trạng sức khỏe của bé rất nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng, nên các bác sĩ chuyển tuyến xuống bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc.

Khi cháu bé được chuyển đến khoa Cấp cứu, bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, các bác sĩ kết luận bệnh nhi bị sốc nhiệt do ở trong ô tô dưới trời nắng quá lâu, dẫn đến tổn thương não bộ, cơ thể co giật, hôn mê, rối loạn đông máu, rối loạn điện giải, hạ canxi, hạ cali, diễn biến phức tạp. Bệnh nhi đi ngoài phân lỏng, nguyên nhân do thiếu oxy và hội chứng tăng thân nhiệt quá mức.

Kíp cấp cứu tiếp tục áp dụng các biện pháp hạ thân nhiệt, bù nước, điện giải, sử dụng an thần nhẹ để giảm thiểu tình trạng kích thích. Khoảng 4 giờ sau, bé dần tỉnh táo, ngưng thở oxy, mạch không còn cao, tri giác cải thiện, không còn tình trạng kích thích co giật, giảm sốt.

Theo báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh, BS Nguyễn Văn Huy - Trưởng khoa Cấp cứu, BV đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, trường hợp này nếu chỉ chậm một chút nữa sẽ có nguy cơ để lại di chứng cao, cơ hội trở lại bình thường rất khó.

Qua đây, các bác sĩ cũng cảnh báo khi trẻ nhỏ chưa biết cách xử lý các tình huống nguy hiểm, người lớn luôn phải để ý, trông chừng. Tránh để trẻ một mình.

Với những trẻ lớn hơn, có nhận thức hơn, cha mẹ nên hướng hướng dẫn con kiến thức và kỹ năng cơ bản xử lý các tình huống nguy hiểm.

Theo báo Tiền phong, các bác sĩ cho biết, khi ngồi trong một chiếc xe ô tô quá nóng, chỉ cần 20 phút, đứa trẻ có thể bị tổn thương não bộ và thận do nhiệt độ cơ thể tăng quá cao vì sốc nhiệt và ngạt thở.

Trẻ em bị tổn thương nhanh hơn do khả năng thích ứng với nhiệt độ kém hơn, mất nước nhanh hơn người lớn.

Khi xe ô tô đóng cửa, tắt máy dưới trời nắng, nhiệt độ trong xe sẽ tăng lên rất nhanh, khoảng gấp rưỡi nhiệt độ bên ngoài trong vòng 1 tiếng, với mức tăng thêm 3-6 độ sau mỗi 10 phút.

Khi trẻ bị sốc nhiệt sẽ tác động đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể như hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, suy thận, suy gan, tổn thương não, hôn mê… Nếu nhiệt độ trong cơ thể trẻ đạt tới hơn 40 độ C, các cơ quan của trẻ sẽ ngừng hoạt động và khi nhiệt độ cơ thể đạt tới 41,6 độ C thì trẻ nguy cơ cao tử vong.

Nếu được điều trị sớm, bù dịch đầy đủ, điều trị tích cực các biến chứng, tỉ lệ sống đạt trên 90%. Tuy nhiên khi nhiệt độ cơ thể trẻ vượt trên 42 độ, rất khó cứu.

Khi gặp trường hợp trẻ bị lơ mơ, hôn mê do ở trong xe ô tô lâu, cần đưa trẻ ngay ra nơi mát, thoáng gió. Sau đó, nếu uống được thì cho trẻ uống nước điện giải, cần hạ thân nhiệt bằng cách chườm mát bằng khăn ướt, nới rộng quần áo để thoáng khí. Nếu ở nhà có thuốc hạ sốt (paracetamol) thì cho trẻ uống để hạ sốt trước mắt, sau đó đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được xử trí, điều trị kịp thời.

Quốc Tiệp (t/h)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.