Trao đổi với báo Lao Động, một đại diện của sân bay Tân Sơn Nhất cho biết cảng hàng không này đang phối hợp làm việc với Phòng An ninh Kinh tế (PA81, Công an TP HCM) để xây dựng cơ chế phối hợp, cung cấp thông tin sớm nhằm xử lý triệt để hiện tượng này.
Theo đại diện này, với cơ chế cung cấp thông tin hiện nay, tọa độ cũng như thông tin về việc máy bay bị chiếu đèn laser lúc cất hạ cánh thường được chuyển đến lực lượng an ninh khá chậm. Do đó, việc xử lý kịp thời nguồn phát ra tia laser ít nhiều có hạn chế do lúc đến tọa độ nghi vấn thì hiện tượng đó không còn.
Do đó, hai bên đang làm việc để xây dựng cơ chế cung cấp thông tin kịp thời. Trong thời gian qua, sân bay này đã có khoảng 12 trường hợp phi công khi cất hạ cánh bị chiếu đèn laser. Thời gian xảy ra hiện tượng này thường vào khoảng 19h đến khuya. Các phi công còn phản ánh việc họ bị đèn laser chiếu vào buồng lái khi ở độ cao 1.300 m, cách sân bay khoảng 45 km trên khu vực này thuộc địa phận tỉnh Bình Dương, Đồng Nai.
Được biết, trong 4 ngày (từ 15-18.8), phía Tân Sơn Nhất và lực lượng an ninh đã khảo sát những điểm nghi phát đèn chiếu laser thuộc quận Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, Bình Thạnh, Thủ Đức và ghi nhận một số điểm khả nghi có thể là nguồn phát đèn laser, đèn chiếu sáng như hàng loạt biển quảng cáo gần Big C An Lạc (Bình Tân), một số tòa nhà, tụ điểm có đường bay ngang qua.
Trên thực tế, hiện tượng máy bay bị chiếu laser quanh sân bay Tân Sơn Nhất từng diễn ra vài năm về trước. Cụ thể, năm 2015 ghi nhận 11 lần, 2014 là 15 lần.
Để ngăn chặn, dọc theo đường bay vào Tân Sơn Nhất, cơ quan chức năng cho cắm những biển cảnh báo không chiếu laser, thả các vật thể bay để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, hiện tượng này vẫn chưa chấm dứt. Trong khi đó, theo Ủy ban An ninh hàng không dân dụng, việc chiếu tia laser vào máy bay khi đang cất hoặc h