Sau “Phút 89”: Tại sao những người trong cuộc không nhờ toà phân giải?

Sau “Phút 89”: Tại sao những người trong cuộc không nhờ toà phân giải?

Uông Hải Yến

Uông Hải Yến

Chủ nhật, 03/06/2018 14:08

Ngay sau khi ra mắt cuốn tự truyện của mình mang tên “Phút 89”, chàng cầu thủ gốc Nghệ An đã hứng một luồng tranh cãi gay gắt khi có “động chạm” đến một số người nổi tiếng, và câu chuyện thực hư thế nào chưa được kiểm chứng. Liệu có nên nhờ đến...tòa án để giải quyết?

Chưa bàn vội đến vấn đề chân thực trong câu chuyện này, nhưng liệu rằng, khi chắp bút viết nên cuốn tự truyện này, Công Vinh đã suy nghĩ kỹ càng hay chưa? Và chất liệu trong câu chuyện có bị “thêu dệt” một chút nào hay không? Bởi ngay sau khi ra mắt cho đến thời điểm hiện tại, cuốn tự truyện không phải được chú ý bởi ý nghĩa nhân văn mà con người ta hướng đến, thay vào đó là những lùm xùm xoay quanh nội dung Công Vinh “nói xấu” đồng đội, những người đồng nghiệp trong giới của anh.

Đã có rất nhiều đồng đội của anh vì bức xúc mà đã lên tiếng để đính chính, bên cạnh đó họ còn cho rằng, tự truyện của anh chỉ là trò giật gân câu khách bằng những câu chuyện không có, suy diễn… Nghe những lời như vậy chắc hẳn anh cảm thấy khó chịu lắm, nhưng nếu đã có gan làm thì chắc hẳn phải có gan chịu, cây ngay không sợ chết đứng. Cái độc giả cũng như giới chuyên môn quan tâm chính là những câu chuyện anh đưa lên mặt sách mà anh cho là đúng, liệu có thật vậy không, anh có chứng minh được điều mình nói?

Sau “Phút 89”: Tại sao những người trong cuộc không nhờ toà phân giải?

Tự truyện của Công Vinh đang vấp phải rất nhiều ý kiến trái chiều.

Nói về tự truyện trong giới thể thao hay showbiz, thường phải có những chuyện thâm cung bí sử ít người biết, phải có chuyện giật gân mới thu hút được độc giả. Nhưng hơn hết, khi đã đưa lên mặt sách, đã công khai rộng rãi thì cần tôn trọng sự thật và tôn trọng độc giả, tôn trọng cả chính mình và những người trong cuộc. Không thể chỉ vì những lợi ích tầm thường mà đánh đổi tất cả.

Vậy những người trong cuộc, nếu thấy sai sự thật, tại sao lại để cho người khác phán xét mình? Bản thân chàng cựu cầu thủ mang áo số 9 hay những người được anh “ưu ái” xướng tên, hãy thẳng thắn với nhau một lần, nếu đã không thể ngồi lại tại sao không nghĩ đến giải pháp hữu ích là nhờ… tòa án can thiệp?

Chúng ta đang sống trong một xã hội văn minh, thượng tôn pháp luật thì không lý gì lại bỏ qua phương thức giải quyết công bằng văn minh đó. Hãy cư xử một cách lịch sự, tôn trọng nhau khi có điều chưa vừa lòng hay còn khúc mắc cần giải quyết. Hãy là những con người văn minh, có học thức thay vì lời qua tiếng lại, bôi nhọ, hạ bệ, nói xấu nhau một cách rất… trẻ con.

Trước đó, ông Ngô Tử Hà, cựu Phó Chủ tịch VFF (Liên đoàn bóng đá VN), người cũng vừa có cuốn tự truyện "Trái bóng lăn giữa đời tôi" ra mắt đầu năm 2018 cũng có những trải lòng về những vấn đề xoay quanh. Nhưng khác với Công Vinh, khác với những người khác, ông dám viết và dám chịu trách nhiệm với những gì mình chắp bút. Ông cũng không sợ kiện tụng hay đưa nhau ra tòa bởi mỗi câu chuyện đi qua cuộc đời được ông ghi nhận lại trong sách đều có bằng chứng, nhân chứng để chứng minh những gì ông nói là sự thật. Thậm chí, có lúc ông Hà còn tuyên bố có đầy đủ bản ghi âm về câu chuyện đó.

Quay lại với “Phút 89” của Công Vinh, những người trong cuộc nên nhìn nhận lại một lần nữa vấn đề, và cân nhắc liệu có nên nhờ tòa án giải quyết đúng sai hay không? Và câu trả lời sẽ được sáng tỏ một cách công khai và minh bạch nhất. Đó cũng chính là cách hành xử văn minh, lịch sự của một công dân sống trong một xã hội thượng tôn pháp luật.  

*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả!

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.