Sau vụ Israel tấn công Pantsir-S1, thực sự năng lực lá chắn tên lửa Nga đến đâu?

Sau vụ Israel tấn công Pantsir-S1, thực sự năng lực lá chắn tên lửa Nga đến đâu?

Trần Danh Tuyên

Trần Danh Tuyên

Thứ 4, 16/05/2018 11:06

Các cuộc không kích của Israel nhằm vào Syria hồi tuần trước cho thấy nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga được cho là đã bị phá hủy, đặt ra nghi vấn về “khả năng sống sót” của thiết bị quân sự này.

Phía sau những tuyên bố của Israel

Tuần trước, các chiến đấu cơ của Israel đã tấn công các căn cứ quân sự được cho là do Iran điều hành tại Syria nhằm trả đũa cho đòn oanh kích trước đó của Tehran tại Cao nguyên Golan.

Israel cũng đã tấn công cả hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga trong cuộc không kích này. Theo đó, lá chắn tên lửa Pantsir-S1 của Nga đã bị bắn phá bởi cả tên lửa đất đối không và pháo phòng không của Israel.

Phía Israel cũng đã đăng tải đoạn video cho thấy hệ thống phòng thủ do Nga sản xuất bị nhắm bắn và tấn công bởi tên lửa Israel.

Tên lửa Israel phá hủy hệ thống phòng không Nga ở Syria

Video do Israel tung ra cho thấy, Pantsir-S1 bị tấn công. Phía Israel lưu ý rằng đoạn video được quay từ camera gắn trên tên lửa. Khi tên lửa vừa vươn đến hệ thống phòng không của Nga thì cũng là lúc hình ảnh bị ngắt.

Phát biểu trên đài truyền hình Nga hôm 11/5 vừa qua, ông Aytech Bizhev, cựu Phó Tổng tư lệnh Không quân Nga, cho rằng hệ thống trên sở dĩ bị tấn công bởi khi đó nó đang hết đạn hoặc đang không hoạt động. Ông này phân tích, hệ thống lá chắn tên lửa sẽ không thể bị tấn công nếu nó đang hoạt động theo đúng quy trình.

“Khi trận chiến đã sẵn sàng, nó liên tục thực hiện nhiệm vụ giám sát máy bay địch và có thời gian phản ứng rất nhanh. Nó sẽ bắn hạ những quả tên lửa của đối phương bay tới bằng khẩu pháo hoặc tên lửa được trang bị sẵn”, ông Bizhev nói với hãng tin RT.

Pantsir-S1 được coi là hệ thống phòng không nổi tiếng nhất Syria hiện nay đang hoạt động ở Syria. Nó cũng được đánh giá là tổ hợp phòng thủ hiệu quả nhất trên chiến trường này. Trong các cuộc giao tranh chống lại những đòn tấn công của đối phương, Pantsir-S1 được xếp vị trí hàng đầu với khả năng đánh chặn hiệu quả lên tới trên 90%.

Trước đây, Pantsir-S1 từng được ghi nhận đánh chặn thành công hàng trăm mục tiêu bay tại Syria, kể cả các máy bay không người lái (UAV) trinh sát, UAV tấn công và những quả rocket từ hệ thống BM-21 của phiến quân phóng về phía quân đội Syria.

Lá chắn Pantsir-S1 cũng ngăn chặn thành công nhiều cuộc tấn công bằng đạn cối từ phía phiến quân nhằm vào căn cứ không quân Hmeimim ở Syria. Với “thành tích” nêu trên, phía Nga đã quyết định chuyển giao ngay lập tức số lượng lớn lên tới 40 tổ hợp Pantsir-S1 cho cho lực lượng ủng hộ Chính phủ Syria.

Sau vụ Israel tấn công Pantsir-S1, thực sự năng lực lá chắn tên lửa Nga đến đâu?

Hệ thống phòng thủ Pantsir-S1 của Nga sản xuất.

Lý giải về việc Pantsir-S1 “đứng im chịu trận”, các chuyên gia phân tích quân sự Nga cho rằng tổ hợp này bị phá hủy trong đợt không kích của Không quân Israel trong đêm 10/5 hoàn toàn xuất phát từ lỗi của con người, gồm cả kíp chiến đấu của hệ thống này và kíp trực cảnh giới các hệ thống radar trong khu vực Pantsir-S1 đang tái nạp đạn.

Tờ Sputnik dẫn lời Tiến sĩ khoa học quân sự Konstantin Sivkov cho rằng, tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S1 của Quân đội Syria bị Israel tiêu diệt vì nó không ở trong trạng thái chiến đấu.

Trong khi đó, phía quân đội Syria cho biết, hệ thống này đã phóng hết toàn bộ 12 tên lửa để chống lại cuộc tấn công của Israel đang diễn ra trước đó, nên nó đã dời về căn cứ gần đó để tái nạp đạn.

Hình ảnh từ video trên cho thấy, tổ hợp Pantsir-S1 đang trong trạng thái nghỉ và kíp chiến đấu đang đứng cách xa khoảng 20m, khi thấy vũ khí của đối phương tới gần thì một binh sĩ Syria liền chạy lại, có thể muốn tái khởi động các khẩu pháo để bắn chặn, nhưng mọi việc đã quá muộn.

Dù có trong tay vũ khí mạnh nhưng có lẽ binh sĩ Syria phải nâng cao ý thức chiến đấu mới phát huy được hết hiệu quả của chúng, tránh để bị tiêu diệt một cách dễ dàng bởi hỏa lực đối phương.

Như vậy, sự cố đáng tiếc cho phía quân đội Syria bởi lực lượng binh sĩ khá chủ quan khi chưa chuẩn bị đối phó với những tình huống bất ngờ. Lỗi một phần cũng do kíp trực radar tại căn cứ nơi hệ thống Pantsir-S1 đang tái nạp đạn. Họ đã không phát hiện kịp thời để phát đi những cảnh báo cần thiết.

Niềm tự hào của Nga có dễ bị đánh bại?

Moscow từ lâu luôn tự hào về những hệ thống phòng thủ tên lửa tân tiến mà quốc gia này đặt tại Syria.

Giới chức Nga cũng đã từng nhấn mạnh  các lá chắn tên lửa của họ có khả năng bắn hạ bất kỳ tên lửa nào của Mỹ bay sang vùng trời của Syria.

Song Nga và Mỹ từ trước tới nay luôn tránh khả năng đối đầu ở Syria. Thậm chí ngay cả lúc Washington tấn công các mục tiêu của quân đội Chính phủ Syria vốn được Nga hậu thuẫn thì quân đội Mỹ cũng tránh khả năng đối đầu với Moscow.

Nga đã triển khai hệ thống phòng không tấn tiến nhất của mình tới Syria, lá chắn S-400, theo trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đặt tại Thủ đô Washington D.C của Mỹ.

“Trong thời gian diễn ra Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã tập trung đầu tư mạnh mẽ vào hệ thống phòng không của mình. Kết quả là Nga ngày nay sở hữu những hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại nhất thế giới. Các lá chắn tên lửa của Nga cũng gia tăng nhanh về số lượng và hiện đang được sử dụng bởi hàng chục quốc gia khác nhau trên thế giới”, CSIS nhấn mạnh.

Với sự cố nêu trên cùng những hệ thống phòng thủ tân tiến hơn, giới quan sát cho rằng trong tương lai phía Syria và Nga sẽ không để xảy ra những sự việc đáng tiếc như Pantsir-S1 thêm một lần nữa.

Xem thêm:  Xem “quái vật tên lửa” Golan-1000 mới của Syria phô diễn sức mạnh

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.