Shangri – La và thông điệp niềm tin

Shangri – La và thông điệp niềm tin

Thứ 4, 14/08/2013 14:10

Nhiều bài phân tích, bình luận của các học giả nổi tiếng đã được tập hợp trong “Thông điệp Shangri – La”. Quyển sách lưu lại một trong những sự kiện chính trị nổi bật nhất năm 2013.

Toàn văn nội dung bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hưởng ứng của dư luận quốc tế và bình luận, đánh giá của các học giả có uy tín trong và ngoài nước qua bài phát biểu của Thủ tướng là những nội dung quan trọng được nhấn mạnh trong quyển sách 'Thông điệp Shangri- La'.

Đặc biệt, quyển sách có sự tham gia bình luận của các GS có tiếng trong nước như cựu bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông Vũ Mão, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, hay Lê Đình Tĩnh – phó tổng giám đốc Viện Chính sách đối ngoại và Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao.

Bài phát biểu súc tích, mạnh lạc với ba thông điệp chính. Thứ nhất, các quốc gia cần phải luôn ý thức về hiểm họa của lối hành xử đe dọa, cưỡng ép, gây hấn và nguy hiểm hơn cả là sử dụng bạo lực trong quan hệ. Trong chiến tranh sẽ không có bên nào thắng Ngoài việc phải dành nguồn lực huy động cho cỗ máy chiến tranh mà đáng ra phải dành cho trường học, bệnh viện, công viên giải trí, các quốc gia phải chấp nhận hy sinh xương máu con em của họ. Trong thời đại thức tỉnh của lương tri toàn cầu, cộng với tác động to lớn của truyền thông, cái giá để trả cho một phát súng là không hề nhỏ.

Thứ hai, thông điệp về lòng tin chiến lược. Lòng tin đã giúp các quốc gia ký hàng hàng triệu các thỏa thuận, hiệp định với nhau. Giao thức chung của thế giới ngày nay là tránh một cuộc chiến tranh lớn. Nhưng những gì đang diễn ra trong khu vực cho thấy để quản trị tốt các cuộc tranh chấp, tất cả đều phải khởi đầu từ lòng tin.

Thứ ba, trách nhiệm chính thuộc về các nước lớn. Xét cho cùng, quan hệ quốc tế bị chi phối chủ yếu bởi quan hệ giữa các nước lớn. Đó là quan điểm thực tiễn. Cho nên một khi các nước lớn không 'ngồi' được với nhau, các quốc gia còn lại có lý do để lo ngại. Mặt khác, các quốc gia vừa và nhỏ cũng không hề muốn sự thỏa hiệp của các nước lớn nhằm hy sinh lợi ích của họ. Việt Nam mong muốn có đối tác chiến lược với tất cả các nước thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc (gồm 5 nước Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp) là một quan điểm thực tiễn. Và thế giới cũng đã chờ đợi giây phút Việt Nam tuyên bố tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc. Một nước Việt Nam khao khát hòa bình sau quá nhiều chiến tranh từng là biểu tượng của thời đại.

Cần biết - Shangri – La và thông điệp niềm tinBìa quyển sách 'Thông điệp Shangri - La'.

GS Vũ Khiêu nhận xét rằng lời lẽ chân thành và thuyết phục của Thủ tướng đã đưa tới các nước anh em một không khí đồng tình và tin cậy để cùng chung sống hòa bình, hợp tác và phát triển.

Tinh thần đó được biểu hiện cụ thể qua nội dung trả lời đối thoại giữa Thủ tướng với các thành viên tham gia chất vấn tại hội nghị. Trả lời cho câu hỏi của ông Lee Chung Min (Đại học Yonsei Hàn Quốc) về đánh giá của Việt Nam trong lòng tin đối với Hoa Kỳ và Trung Quốc hiện nay, Thủ tướng đã không ngần ngại trả lời chúng ta tin tưởng và hy vọng rằng với tư cách là hai cường quốc của thế giới, Hoa Kỳ và Trung Quốc nhận rõ vai trò, trách nhiệm và lợi ích của mình, có chiến lược và việc làm thiết thực, phù hợp để đóng góp ngày càng nhiều vào hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển chung.

Để những thông điệp nêu trong bài phát biểu của Thủ tướng trở thành hiện thực, ông Vũ Mão “gợi ý” những hành động cụ thể cần làm. Một là có trách nhiệm nghiên cứu kĩ lưỡng hoàn thiện luật pháp quốc tế, giúp dư luận quốc tế đồng tình ủng hộ cho chúng ta. Thứ hai, hiện nay công tác tuyên truyền về vấn đề biển Đông của ta chưa kịp thời và chưa sâu. Thứ ba, muốn mạnh về đối ngoại thì trước hết phải mạnh về đối nội. Nhiều vấn đề trong nước nhất là về kinh tế, đồi sống của nhân dân đang rất bức xúc cần phải khẩn trương giải quyết. Có vậy, mới củng cố được niềm tin của nhân dân trong cả nước…

Bên cạnh đó là những nhận định của các học giả có uy tín ngoài nước như David Brown, nhà ngoại giao kỳ cựu của Hoa Kỳ, Giáo sư Geofrey Till của Đại học King’s Colllege ở London. GS Carl Thayer cũng bày tỏ sự ấn tượng với cách phân tích thẳng thắn của Thủ tướng về tình hình biển Đông. Thông điệp của Thủ tướng rõ ràng với cử tọa. Hành vi đơn phương của một số quốc gia áp đặt “quyền lực chính trị” có thể đe dọa an ninh, tự do hàng hải và làm gián đoạn dòng chảy thương mại mà tất cả các nước đều phải phụ thuộc. Mặc dù Thủ tướng không nhắc gì đến căng thẳng Trung Quốc – Philippines, nhưng thông điệp chung của ông là cần thực thi DOC và nhanh chóng tiến tới COC.

Một ý kiến khác được nhắc đến trong cuốn sách rằng Thủ tướng Việt Nam rất khôn khéo trước cái bẫy của Trung Quốc, liệu có đến mấy cách 'xây dựng lòng tin chiến lược' khi trong mỗi vụ việc có những vị thế khác nhau, tỉ như vị thế tự cho là 'bị ép' và vị thế 'đi ép'?!

Và còn nhiều bài phân tích, bình luận của các học giả nổi tiếng khác được đăng tải trong 'Thông điệp Shangri – La' - Quyển sách đã lưu lại một trong những sự kiện chính trị nổi bật nhất năm 2013.

Theo Hoàng Lan (Vietnamnet)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.