Siết hành vi mua bán, sử dụng củi rừng làm chất đốt ở "thủ phủ" thuốc lá

Siết hành vi mua bán, sử dụng củi rừng làm chất đốt ở "thủ phủ" thuốc lá

Hồ Hải Nam

Hồ Hải Nam

Thứ 6, 01/11/2024 20:33

Trước thực trạng vơ vét củi rừng làm chất đốt phục vụ các lò sấy thuốc lá, nguy cơ xâm hại tài nguyên rừng tại tỉnh Gia Lai, lực lượng chức năng đã quyết liệt ngăn chặn.

Tài nguyên rừng bị đe dọa

Trải dài các huyện Phú Thiện, Ia Pa, Ayun Pa, Krông Pa (tỉnh Gia Lai) được biết đến là "cái nôi" của nghề thuốc lá. 

Những năm qua, địa phương này có diện tích và sản lượng thuốc lá đứng đầu tỉnh với trên 2.000ha, tập trung ở các xã Phú Cần, Chư Gu, năng suất dao động từ 2,8 - 3 tấn khô/ha. Trồng thuốc lá chi phí đầu tư thấp, thời gian thu hoạch ngắn, đây là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho rất nhiều người dân địa phương.

Tuy nhiên, kéo theo đó là hệ luỵ, các lò sấy thuốc lá mọc lên "như nấm". Để có nguồn chất đốt cung ứng cho các lò sấy thuốc lá, khi nguyên liệu củi vườn không đáp ứng đủ, người dân tràn vào rừng chặt phá, lấy củi làm chất đốt khiến tài nguyên rừng bị đe dọa.

Siết hành vi mua bán, sử dụng củi rừng làm chất đốt ở "thủ phủ" thuốc lá- Ảnh 1.

Thuốc lá được trồng nhiều ở huyện Kông Pa (tỉnh Gia Lai).

Ngày 1/11, trao đổi với Người Đưa Tin, ông Trương Quốc Dụng, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Krông Pa cho biết, trên địa bàn huyện hiện có 550 lò sấy thuốc lá (số liệu biến động theo từng năm). 

Để có nguồn nguyên liệu làm chất đốt ngoài củi vườn dần khan hiếm, người dân vào rừng vơ vét củi rừng, khiến tài nguyên rừng bị xâm hại.

Với sự nỗ lực quyết liệt của nhiều cơ quan ban ngành, hiện tại các lò sấy của người dân dần chuyển sang sấy bằng điện, hoặc tận dụng chất đốt từ các nguồn nguyên liệu khác như dùng trấu, than củi để sấy".

Theo ông Ông Dụng, cứ mỗi ha thuốc lá, người dân cần khoảng 8 - 10 ster củi để sấy. Tình trạng người dân lén lút vào rừng tự nhiên để lấy củi trái phép là áp lực lớn trong công tác bảo vệ rừng.

"Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng rừng giảm. Đáng mừng là thời gian gần đây, khi người dân rầm rộ chuyển sang sấy thuốc lá bằng điện, bằng viên trấu và những phụ phế phẩm khác, tình trạng vào rừng lấy củi về sấy thuốc lá đã giảm đáng kể", ông Dụng nói.

Siết hành vi mua bán, sử dụng củi rừng làm chất đốt ở "thủ phủ" thuốc lá- Ảnh 2.

Người dân có nguồn thu nhập ổn định từ nghề trồng thuốc lá.

Chuyển qua lò sấy điện thân thiện môi trường

Ông Nguyễn Đức Công, Chủ tịch UBND xã Phú Cần (huyện Kông Pa, tỉnh Gia Lai) cho biết, vừa qua xã đã thành lập đoàn kiểm tra xuống làm việc tại các lò sấy thuốc lá về việc sử dụng củi rừng tự nhiên không có nguồn gốc hợp pháp làm nguyên liệu sấy. 

Qua kiểm tra trên địa bàn xã hiện có 162 hộ có lò sấy, trong đó lò sấy củi 94 lò, lò sấy điện 91 lò. Qua kiểm tra cơ bản các lò sấy bằng củi chấp hành tốt, không có hộ nào vi phạm sử dụng củi rừng không có nguồn gốc.

Tại huyện Ia Pa, địa phương có số lượng lò sấy thuốc lá tương đối lớn. Nơi đây, từng được xem là điểm nóng vấn nạn người dân đốn hạ rừng lấy củi về làm chất đốt.

Để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về khai thác, vận chuyển, mua bán, sử dụng củi từ rừng tự nhiên trái pháp luật để làm chất đốt, như sấy thuốc lá, nông sản, UBND huyện Ia Pa đã có nhiều văn bản chỉ đạo yêu cầu các ngành có liên quan quản lý, bảo vệ và phát triển diện tích rừng trên địa bàn xã được giao quản lý.

Siết hành vi mua bán, sử dụng củi rừng làm chất đốt ở "thủ phủ" thuốc lá- Ảnh 3.

Lò sấy thuốc lá bằng điện thân thiện với môi trường.

Theo theo ông Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch huyện Ia Pa, huyện đã tổ chức kiểm tra, rà soát, thống kê tất cả các lò sấy thuốc lá và diện tích đất trồng cây thuốc lá trên địa bàn. 

Đồng thời, tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân, đặc biệt là các hộ dân có lò sấy thuốc lá về chủ trương, chính sách quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; đồng thời hướng dẫn cho các chủ lò sấy sử dụng các chất đốt phù hợp để sấy thuốc lá, nông sản (lò hơi, lò điện).

Bên cạnh đó, yêu cầu các hộ dân ký cam kết không sử dụng gỗ, củi rừng tự nhiên bất hợp pháp để sấy thuốc lá.

Trao đổi thêm với Người Đưa Tin, ông Tào Huy Nam, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Ia Pa cho biết, hiện trên địa bàn huyện có khoảng 338 lò sấy thuốc lá. 

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND huyện, thời gian qua Hạt thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tuần tra, kiểm soát, tăng cường kiểm tra tại các khu vực có lò sấy thuốc lá. 

Bên cạnh đó, Hạt cũng có nhiều buổi làm việc, tuyên truyền, yêu cầu chủ các lò sấy không sử dụng củi rừng không có nguồn gốc, xuất xứ.

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.