Singapore chính thức cấp phép bán thịt nhân tạo

Singapore chính thức cấp phép bán thịt nhân tạo

Hà Thị Kim Dung

Hà Thị Kim Dung

Thứ 4, 02/12/2020 11:49

Quốc đảo sư tử là quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức cấp phép bán loại thịt được nuôi cấy từ phòng thí nghiệm.

Cơ quan Thực phẩm Singapore đã chính thức phê duyệt thịt gà nuôi cấy từ tế bào biến nước này trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức cấp phép bán loại thịt được nuôi cấy từ phòng thí nghiệm.

Trả lời báo chí nước này, Josh Tetrick, Giám đốc điều hành của Eat Just cho hay ông rất tự hào và có niềm tin về thịt nhân tạo đề cao đạo đức và một tấm lòng bao dung với động vật.

Từ nay, công ty Eat Just có thể bán thịt gà nuôi cấy trong phòng thí nghiệm của mình như một nguyên liệu thực phẩm ở Singapore.

Sức khỏe - Singapore chính thức cấp phép bán thịt nhân tạo

 

Trong thập kỷ qua, hàng chục công ty khởi nghiệp đã tìm cách làm ra các loại thịt nuôi cấy tế bào vừa ngon vừa hợp túi tiền, với mục tiêu cuối cùng là thuyết phục người tiêu dùng quay lưng lại với thịt động vật truyền thống.

Thịt nuôi cấy được tạo ra bằng cách đưa các tế bào gốc từ mỡ hoặc cơ của động vật vào môi trường nuôi cấy để nuôi tế bào, cho phép chúng phát triển. Môi trường sau đó được đưa vào lò phản ứng sinh học để hỗ trợ sự phát triển của tế bào. Sản phẩm có hàm lượng đạm cao và thành phần axit amin đa dạng, không chứa kháng sinh và vi sinh vật như khuẩn salmonella và E. coli.

Sức khỏe - Singapore chính thức cấp phép bán thịt nhân tạo (Hình 2).

Thịt nhân tạo được hợp pháp hóa ở Singapore.

Các tế bào gốc sẽ biến thành tế bào cơ bắp hoặc tế bào chất béo. Chúng sẽ nhân lên nhiều lần và tạo ra một mảng thịt nhân tạo giống như lòng trứng sống. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ với 10 tế bào, họ có thể tạo ra 50.000 tấn thịt nhân tạo trong vòng 2 tháng.

Khác với Singapore, ở Mỹ, sự chấp thuận về pháp lý đối với thịt nuôi cấy dường như còn xa hơn nhiều. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm và Bộ Nông nghiệp Mỹ đã chính thức giám sát đối với hải sản, thịt gia cầm và thịt bò nuôi cấy tế bào từ năm 2019. Tuy nhiên, giống như thịt có nguồn gốc thực vật, các sản phẩm này sẽ vấp phải sự phản đối từ các nhà sản xuất thịt truyền thống, chẳng hạn như hiệp hội Chăn nuôi Gia súc Mỹ.

Một ước tính cho thấy 30% tổng diện tích đất trên hành tinh đang được sử dụng để phục vụ ngành chăn nuôi. Đó là khoảng 70% tổng diện tích đất nông nghiệp trên thế giới. Khó hiểu bởi bạn sẽ nghĩ trồng trọt mới cần đất chứ không phải chăn nuôi.

Chúng ta có cả một nền văn hóa tiêu thụ thịt từ chăn nuôi truyền thống, nhưng liệu nó đã lạc hậu sau hàng ngàn năm?

Trang Dung (Nguồn The Healthy Site)

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên. Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.
Đã tặng: 0 star
Tặng sao cho tác giả
Hữu ích
5 star
Hấp dẫn
10 star
Đặc sắc
15 star
Tuyệt vời
20 star

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.