Người ta đã xác định là các ca sinh non phổ biến hơn ở những bà mẹ rất trẻ và rất lớn tuổi cũng như ở những phụ nữ mang đa thai (thai đôi hay thai ba), những người bị nhiễm trùng sinh dục (như bệnh chlamydia và nhiễm khuẩn âm đạo), người quá nhẹ cân hay quá nặng cân.
Ảnh: Internet
Ngoài ra, còn bao gồm những phụ nữ đã từng sinh mổ, người bị rối loạn chảy máu hay đông máu, người có bệnh hệ trọng (bệnh tim mạch, thận, huyết học, nghiện heroin, tăng huyết áp thai kỳ, cường giáp...), vỡ sớm hay nhiễm trùng nước ối, tử cung quá căng do đa ối (và đa thai), tử cung bất thường (bao gồm sẹo mổ lấy thai), thiểu năng (yếu) cổ tử cung, thai chết lưu, thai nhi hay nhau dị dạng, nhau bị viêm nhiễm, nhau tróc sớm, nhau tiền đạo, sự tồn tại dụng cụ tử cung (không rút vòng tránh thai), việc can thiệp giục sinh quá sớm (do tính tuổi thai sai)...
Nhưng gộp chung lại, các trường hợp này chỉ chiếm khoảng phân nửa số ca sinh sớm. Điều này thôi thúc các chuyên gia - các bác sĩ sản khoa, nhà thống kê học và nhà sinh học phân tử - thám sát lại một trong những câu hỏi về sinh học lâu đời nhất: Vì sao các đứa trẻ ra đời lúc chúng sinh ra?
Vân Thanh (t/h)