Theo các nhà khoa học, sinh vật này là hóa thạch bọ ba thùy dài 4cm có tên khoa học là Phantaspis auritus, được phát hiện tại tỉnh Sơn Đông của Trung Quốc. Loài vật này có đặc điểm là phần đầu phía trước mở rộng với hai thùy giống như đôi tai thỏ.
Viện Địa chất và Cổ sinh vật học Nam Kinh, thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, cho biết con bọ này có đặc điểm kỳ lạ với đầu mở rộng, chúng thuộc nhóm động vật chân đốt đã tuyệt chủng, sống phổ biến ở các đại dương trong khoảng từ 520 triệu năm đến khoảng 250 triệu năm trước.
Bọ ba thùy sống ở độ sâu khác nhau dưới biển. Do đó, hóa thạch của chúng có thể sử dụng để đo lường độ sâu của môi trường cổ sinh, dùng để nhận biết môi trường địa chất tại một thời kỳ trong quá khứ.
Việc phát hiện hóa thạch độc đáo này cung cấp cho giới khoa học nhiều kiến thức mới về phạm vi hình thái và nền tảng cấu trúc của phần đầu đặc biệt của loài bọ ba thùy trong kỷ Cambri. Những con bọ ba thuỳ không có mắt thường là loài sống ở mực nước sâu dưới đáy biển, ở nơi mà ánh sáng bị hạn chế và thậm chí không có ánh sáng. Một số loài như Cyclopyge có đôi mắt lớn cho phép chúng nhìn thấy mọi hướng, đây có lẽ là dấu hiệu cho thấy chúng sống ở trên mực nước biển.
Có vẻ như hôm nay là ngày các sinh vật lạ lên ngôi khi các Trung Quốc khá xa, ở Úc, một chàng trai cũng tình cờ phát hiện ra loài vật lạ màu đỏ, có hình dáng kỳ quái trôi dạt vào trên bờ biển Mudjimba.
Nhận diện ban đầu cho thấy, sinh vật bí ẩn này có màu đỏ máu, có đường gân ở chính giữa thân, không có các chi, mắt hay miệng nhưng lại có các nếp nhăn bao quanh thân. Thời điểm phát hiện, sinh vật bí ẩn này phát mùi hôi khó chịu. Theo mô tả, nó có chiều dài 25cm, tương đương với chiều dài của một bàn tay người trưởng thành.
Hiện các nhà hải dương sinh vật biển đang tìm cách tìm hiểu cá thể đặc biệt này, có người nói chúng là sinh vật ngoài hành tinh đi lạc, nhưng cũng có người nói rằng chúng chỉ là những con sâu biển.
Cho đến khi có câu trả lời, mọi sự suy đoán đều mang tính chất tương đối.
Trang Dung (Tổng hợp)